Bạn có đang gặp vấn đề về chống thấm với nhà vệ sinh? Bạn đang tìm giải pháp cho những vết loang và mốc trên tường nhà tắm, nhà vệ sinh. Nếu còn đang phân vân với vấn đề và chưa biết giải quyết thế nào, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Dấu hiệu nhà vệ sinh của bạn cần chống thấm?
Bạn có đang phân vân liệu mình có thực sự cần chống thấm nhà vệ sinh? Hay nó chỉ là tình trạng tạm thời và sẽ tự hết mà bạn không cần làm gì cả. Dưới đây là một số dấu hiệu bạn nên cân nhắc chống thấm cho nhà vệ sinh ngay!
Dấu hiệu 1: Nhà của bạn có nhà vệ sinh ở các tầng trên
Hiện nay, nhà cao tầng đang rất phổ biến, đồng nghĩa với việc chúng ta cần hệ thống nhà vệ sinh trên cao. Khi xây nhà vệ sinh ở tầng cao, bạn nên cân nhắc đến việc chống thấm. Nhìn chung, dưới tác động của trọng lực, nước sẽ dễ dàng bị tràn ra mặt sàn. Lát gạch không thôi có lẽ vẫn chưa đủ để ngăn chặn rò rỉ nước. Vậy nên, bạn cần tính đến phương án chống thấm.
Dấu hiệu 2: Bạn bắt đầu nhìn thấy những vết ẩm mốc trong ngôi nhà
Nếu bạn nhìn thấy những bức tường liền sát hay thông với nhà vệ sinh nhà bạn bắt đầu xuất hiện các vết ẩm mốc, bạn chắc chắn cần chống thấm cho nhà vệ sinh. Những gì bạn nhìn thấy bên ngoài là những đốm mốc hay thậm chí là những đường nước chạy dài trên tường. Tuy vậy, vấn đề bên trong nghiêm trọng hơn những gì ta nhìn thấy. Ẩm mốc lâu ngày có thể ảnh hưởng đến độ bền và cấu trúc ngôi nhà.
Dấu hiệu 3: Đã đến lúc bạn cần làm tăng giá trị ngôi nhà của bạn
Cận kề những ngày lễ Tết, những dịp đặc biệt, việc trang hoàng cho ngôi nhà và sẵn sàng chào đón khách đến thăm là điều không thể thiếu. Thẩm mỹ về nơi gia đình bạn đang sống cũng như ấn tượng của mọi người về ngôi nhà của bạn là rất quan trọng. Trong đó, nhà tắm và nhà vệ sinh, những nơi dễ thấm nước và mọi người thường đến cần luôn được quan tâm.
Lí do cần chống thấm nhà vệ sinh?
Vậy tại sao chúng ta cần chống thấm nhà vệ sinh? Không ai bỗng dưng dành thời gian và công sức ra để làm một việc vô bổ. Nếu bạn chưa có ý định chống thấm nhà vệ sinh của mình thì bạn sẽ phải cân nhắc lại với 4 lí do sau đây:
Lí do thứ nhất: Ngăn chặn rò rỉ nước và ẩm mốc
Như đã đề cập trước đó, nước dễ bị chảy và thấm ra bởi trọng lực. Nếu có một vết nứt hay kẽ hở dù chỉ rất nhỏ trên bức tường của bạn, nước sẽ dễ dàng lách qua và lâu dần sẽ tạo ra các vết đốm mốc loang lổ trên tường, thật không hay đúng không? Tệ hơn nó có thể ảnh hưởng đến cấu trúc nhà và hệ thống điện bên trong.
Lí do thứ 2: Tăng độ cách nhiệt cho ngôi nhà
Không chỉ ngăn chặn rò rỉ và ấm mốc, lớp chống thấm còn là một lớp cách nhiệt hữu ích. Đặc biệt khi nhà vệ sinh của bạn ở hướng đối diện mặt trời và bị nắng chiếu thẳng vào mùa hè, hay cần kín gió vào mùa đông. Lớp chống thấm sẽ giúp gia tăng khả năng cách nhiệt của nhà vệ sinh. Nhờ vậy, bạn sẽ không cảm thấy bị nóng hấp vào mùa hè hay bị lạnh vào mùa đông. Bạn hoàn toàn thoải mái và dễ chịu ở bên trong ngôi nhà của mình.
Lí do thứ 3: Gia tăng lựa chọn cho thiết kế nhà vệ sinh
Bằng việc xây nhà vệ sinh với lớp chống thấm bền vững, bạn có thể thoải mái thêm nhiều mẫu thiết kế cho nhà vệ sinh hay nhà tắm của mình. Bạn có thể thêm bồn rửa mặt kín trong tường hay bồn rửa tay trong góc mà không phải lo ngại về những bức tường ẩm ướt. Có thể thoải mái thiết kế không gian sống mình mong muốn.
Lí do thứ 4: Tăng giá trị ngôi nhà
Đối với những ngôi nhà lâu năm, không khó tránh khỏi việc nhà vệ sinh bị xuống cấp. Một nhà vệ sinh tiện nghi và sạch sẽ cho thấy chất lượng công sức, thời gian và sự tâm huyết và người chủ nhà đã dành cho nó. Nó cho thấy chất lượng ngôi nhà, cuộc sống bạn đang có hay thậm chí là sản phẩm mà bạn đang bán.
6 Cách đơn giản, hữu ích chống thấm nhà vệ sinh
1. Dùng chất liệu xây dựng chống thấm
Trong khi các vật liệu hữu cơ như gỗ, tre hay đay có thể lí tưởng cho hầu hết các khu vực trong ngôi nhà, thì chúng lại không phù hợp với một số khu vực hay ẩm thấp như nhà vệ sinh. Đối với nhà tắm, nhà vệ sinh, các vật liệu vô cơ như đá, hợp kim, nhựa và sứ hay gạch lại là những lựa chọn tốt hơn. Những chất liệu này có tác dụng chống ấm mốc tốt hơn các chất liệu hữu cơ. Lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp là bước đầu tiên để chống thấm hiệu quả.
Ví dụ, bạn có thể dùng lót sàn PVC, các tấm dán chống thấm thay vì MDF hay gỗ nguyên miếng. Gạch từ đất nung hay sứ cũng tác dụng tốt với sàn và tường nhà vệ sinh của bạn. Cần chú ý cụ thể vào các chất liệu bề mặt. Các chất liệu bề mặt rắn, như thạch anh (đá tổng hợp), hay đá tự nhiên là những lựa chọn tốt hơn cho bề mặt nhà vệ sinh. Ngay cả những tấm ván gia công lõi MDF cũng có thể bị ảnh hưởng bởi ấm mốc thường gặp ở nhà vệ sinh.
2. Thuê chuyên gia thiết kế đường ống nước của bạn
Một lỗi nhỏ nhất trong đường ống dẫn nước của bạn cũng có thể tiêu tốn hàng triệu đồng sửa chữa. Cho dù có những chất liệu hiện đại như PEX khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn cho bạn thử sức tự làm, đây cũng không phải là lúc. Trừ khi bạn hoàn toàn tự tin 100% vào khả năng của bản thân, có chuyên môn và kỹ năng cần thiết trong việc làm và sửa ống nước, bạn có thể tự thi công. Ngay khi bạn tự hoàn thiện hết mọi công việc của việc tu sửa nhà vệ sinh, nhà tắm, bạn sẽ hiểu rõ hơn về công việc và tự tin hơn.
3. Tạo lối dẫn đến đường ống nước
Dù điều này không bắt buộc nhưng đây là một cách rất có ích khi bạn có thể tiệp cận mạng lưới đường ống nước từ một vị trí cụ thể. Nếu căn phòng ở hướng khó tiếp cận, một cái van mở để quan sát và sửa chữa đường dẫn nước từ hướng ngược lại nên được cân nhắc. Cách này hẳn sẽ tốt hơn tháo gạch ở mặt trước ra mỗi lần đường ống nước có vấn đề.
4. Lắp đặt quạt thông gió
Lắp đặt một chiếc quạt thông gió chất lượng cao là một cách để thoát khí ẩm từ nhà tắm, nhà vệ sinh. Theo quy ước trong công trình, một chiếc quạt thông gió dùng trong nhà vệ sinh nên có lưu lượng thoát 50 CBM/phút nếu không liền mạch và 20 CFM nếu liền mạch. Nhưng bạn có thể cân nhắc dung lượng lớn hơn với nhà vệ sinh lớn hơn. Một số quạt thông số được bổ sung hệ thống bóng đèn tỏa nhiệt để hỗ trợ thoát hơi ẩm của nhà vệ sinh. Hoặc bạn có thể lắp đặt máy làm nóng độc lập để đánh bay hơi ẩm.
5. Dùng lớp gạch bảo vệ tường
Tường lát gạch sứ sẽ gần như không thấm nước. Loại gạch này đã được dùng cho vòi sen và bồn tắm. Nhưng nhà tắm, nhà vệ sinh hiện tại dùng gạch men sứ để ốp ván, thậm chí toàn bộ tường nhà tắm.
6. Dùng keo hàn các lỗ hổng
Keo hàn làm từ silicone, hay còn gọi là sika là không thể thiếu khi chống thấm nhà vệ sinh. Dùng nó để bịt kín mọi bề mặt, lỗ hổng, giữa các mặt sàn và mặt tường, nơi các bề mặt giao nhau , nơi đường ống dẫn nước gặp mặt sàn là ý tưởng không tồi.
Nếu bạn đang chưa rõ về các loại sika cũng như mức giá trên thị trường, bạn có thể tham khảo qua các loại sika của chúng tôi. Top 10 loại sika chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất.
Một hệ thống nhà vệ sinh, nhà tắm chống thấm toàn diện và hiệu quả là nền tảng bền vững của bất kỳ công trình và dự án xây dưng và nâng cấp lâu dài. Nó không chỉ mang đến cho bạn chất lượng cuộc sống mà còn tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Còn chần chừ gì nữa mà không chăm sóc cho ngôi nhà của bạn từ những điều nhỏ bé nhất?
Nếu bạn cần dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp, liên hệ ngay hotline: 0937.877.247 hoặc ZALO để được nhân viên tư vấn tận tình, báo giá chống thấm trọn gói.
Xem thêm: Quy trình chống thấm nhà vệ sinh tại đây!
Quý khách vui lòng điền thông tin
các chuyên gia sửa nhà trên 10 năm kinh nghiệm sẽ khảo sát tư vấn sửa nhà miễn phí