Sân thượng là nơi lý tưởng cho buổi chiều gió mát hoặc những đêm nhìn ngắm sao trời. Đây cũng là nơi thích hợp cho việc trồng hoa, cây cảnh. Tuy nhiên, đây cũng là nơi có nguy cơ bị ứ đọng nước, gây thấm dột xuống tầng dưới gây ra các hiện tượng loang lổ, bong tróc, nấm mốc. Đối với công việc chống thấm ban công sân thượng thì điều quan trọng nhất là khả năng đánh giá tình trạng và đưa ra phương pháp thi công chống thấm hiệu quả nhất với tình trạng hiện có. Cho dù đó là công trình xây dựng mới hay công trình sau một thời gian sử dụng.
Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sân thượng, ban công bị thấm
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấm dột sân thượng, có thể kể đến như:
- Thi công làm sân thượng không đảm bảo kỹ thuật: Nên nhanh chóng bị xuống cấp, nước thấm qua dễ dàng.
- Sử dụng vật liệu chống thấm sàn bê tông không đạt chất lượng: Dẫn đến tính đàn hồi kém, nhanh co ngót, rạn nứt, không ngăn nước được tối ưu.
- Nhà thi công đã lâu: Bị xuống cấp, sân thượng bị nứt nẻ, thấm dột nước mưa.
- Sàn sân thượng có hệ thống thoát nước kém, bị đọng lại nước mưa
- Hư hỏng đường nước: Khiến tình trạng nước chảy liên tục trên sàn. Tạo sự thấm dột tự nhiên
Dấu hiệu nhận biết
- Mặt sàn có nhiều rong rêu
- Bề mặt ban công, sân thượng bị nứt, xuất hiện các vết chân chim
- Bề mặt bê tông sủi bong bóng khi trời mưa
- Trần bên dưới sân thượng bị thấm nước, xuất hiện các vết ố vàng, ẩm mốc
Làm gì trước khi chống thấm ban công, sân thượng
Để chống thấm cho ban công, sân thượng hiệu quả, trước hết bạn cần đánh giá hiện trạng khu vực cần xử lý. Tùy theo tình trạng bảo tồn của ban công, sân thượng mà bạn có thể chọn xử lý từng phần hoặc thi công lại toàn bộ hệ thống chống thấm cho sân thượng.
Điều đầu tiên cần đánh giá là bề mặt sàn sân thượng, đó là lớp có thể nhìn thấy, cũng là lớp dễ kiểm tra nhất. Việc đánh giá này có thể được thực hiện, ví dụ, bằng cách kiểm tra xem các khe hở ở đường ron giữa các viên gạch (nếu sân thượng lát gạch) các vết nứt trên sàn bê tông, nước thường theo các vị trí thấm xuống phía dưới. Song song đó, có thể kiểm tra các đường ống, phểu, máng xối… bất kỳ vết nứt hoặc vỡ nào cũng tạo ra các điểm thấm.
Các bước chống thấm ban công, sân thượng
Phương pháp chống thấm sân thượng bằng các chất dạng lỏng bao gồm năm bước chính, tất cả đều phải được xử lý hết sức quan trọng, tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất sản phẩm. Các bước này là: làm sạch, sơn lót, xử lý các chi tiết, sơn phủ chính và kiểm tra.
Bước 1: Làm sạch bề mặt
Bước đầu tiên khi chống thấm ban công, sân thượng là làm sạch lớp nền. Tất cả các hợp chất chống thấm đều yêu cầu độ bám dính cao. Vì lý do này, việc làm sạch đúng cách cũng quan trọng như việc chọ đúng vật liệu chống thấm. Thông thường, rửa bằng máy áp lực là phương pháp phổ biến nhất để làm sạch bề mặt . Quá trình này loại bỏ cái gọi là chất phá vỡ liên kết. Ngoài ra, điều này sẽ làm lộ ra các chi tiết cần được xử lý, có thể không nhìn thấy ngay.
Chống thấm ban công hiệu quả
Bước 2: Sơn lót
Sau khi làm sạch, sơn lót bề mặt được dùng để cải thiện độ bám dính của màng. Sơn lót cũng giúp ngăn chặn chảy dầu bitum từ mái nhà qua màng chất lỏng. Trước khi thi công hầu hết các loại sơn lót, nhà thầu phải đảm bảo bề mặt khô ráo. Để giảm thời gian làm khô, bạn nên sử dụng máy thổi khí hoặc đèn khò.
Sơn lót khi chống thấm
Bước 3: Xử lý các chi tiết
Các nhà thầu phải xử lý cẩn thận tất cả các chi tiết như các góc bên trong và bên ngoài, cũng như các góc từ tường đến sàn, các đầu nối đường ống, lỗ thông hơi, cống rãnh, v.v. thường được xử lý trước bằng vải gia cường nhúng vào màng chất lỏng hoặc bằng một loại keo trám khe hở thông dụng.
Bước 4: Sơn, quét lớp phủ bề mặt
Sử dụng mấy khuấy trộn đều lớp sơn phủ, sau đó trải đều đảm bảo phủ đều và toàn bộ bề mặt cần sơn. Quá trình này giúp bảo vệ bề mặt chống mài mòn và chống thấm. Sau 24h là có thể bơm nước để làm sạch bề mặt và sau 07 ngày là đưa vào sử dụng.
Bước 5: Kiểm tra
Khi thi công các hạng mục chống thấm, nhà thầu cần kiểm tra tất cả các giai đoạn thi công. Điều này có thể bao gồm, kiểm tra độ phủ của lớp sơn lót, độ giãn nở của sơn dựa vào các thông số của nhà sản xuất, kiểm tra bằng mắt các phương pháp xử lý chi tiết. Nếu lớp sơn quá dày hoặc quá mỏng sẽ dẫn đến màng sơn bị nứt gãy, bong tróc khó bảo vệ tốt bề mặt nền bên dưới….Tất cả những sai sót đó phải được ghi nhận và sửa chữa tại thời điểm kiểm tra.
Chống thấm quét phủ lớp bề mặt
Cách tránh thấm, dột trên ban công, sân thượng
Luôn chú ý chọn đúng kích thước của các mối nối và vật liệu phù hợp với loại sàn ban công hoặc sân thượng của nhà mình. Ví dụ như sàn lát gạch có kích thước rộng ngày càng được sử dụng nhiều, do các mối nối cân xứng với nhau, ma sát không tạo ra các vết nứt tiếp theo trên sàn và gây nguy cơ thấm.
Một yếu tố khác cần đặc biệt chú ý là các ngưỡng cửa, cụ thể là điểm nối giữa ban công hoặc sân thượng và các cánh cửa. Nguyên tắc tốt là chúng cao hơn bề mặt của ban công, sân thượng ít nhất 3 cm.
Chống thấm trụ cột, góc cạnh
Đối với việc xử lý các chi tiết như góc tường, khe co giãn hoặc hệ thống thoát nước, các vật liệu chống thấm đặc biệt được khuyên dùng như thanh cao su trương nở sử dụng Sika Hydrotile hoặc Hypertopbăng , băng gạc hoặc vữa tự chảy không co ngót Sikagrout 214-11, Neomax Grout C60. Cung cấp khả năng chống thấm bổ sung tại những điểm mà nguy cơ rò rỉ luôn lớn hơn do cấu trúc hình học phức tạp đặc biệt của chúng.
Các sản phẩm tốt dùng trong chống thấm ban công, sân thượng
Chống thấm sân thượng bằng xi măng
chống thấm bằng xi măng
Đây là cách chống thấm đơn giản, thường được sử dụng trước đây. Với cách chống thấm này, bạn có thể hoàn toàn tự làm tại nhà được. Vật liệu rẻ, thi công đơn giản, nhanh chóng.
Dùng Sika latex, Sikaproof membrane
chống thấm bằng sika latex
Sika latex, Sikaproof membrane cũng là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho chống thấm sàn bê tông.
Sử dụng Water seal DPC và vữa chống thấm 2 thành phần Sika Topseal 107
Chất phụ gia một trong những vật liệu phổ biến nhất được nhiều người áp dụng ngăn ngừa thấm nước cho ban công, sân thượng và dễ dàng thi công mà không cần kỹ thuật cao. Không mất nhiều thời gian. Đồng thời, sử dụng chất phụ gia giúp giảm bớt sự thấm dột và loang lỗ sâu vào mao mạch bên trong sàn. Từ đó ngăn chặn các vết răn nứt lan tỏa khắp sàn. Cụ thể là sử dụng Water Seal DPC và vữa chống thấm 2 thành phần Sika Topseal 107.
Sika Topseal 107
Sử dụng sơn chống thấm sân thượng cũ
Sơn chống thấm
Có thể nói đây là phương pháp được đánh giá cao nhất, được nhiều hộ gia đình, các nhà thầu công trình đều sử dụng vào các công trình hiện nay. Sơn chống thấm có khả năng bảo vệ mặt sàn gạch hay bê tông khỏi sự thẩm thấu nước vào sâu bề mặt sàn. Ngăn chặn vết nứt từ các tác nhân môi trường gây ra.Chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn sơn Kova, Dulux,.. để có độ bền cao. Tuy nhiên giá cả cũng khá cao.
Chống thấm ban công, sân thượng bằng nhựa đường
Chống thấm bằng nhựa đường
Là vật liệu được đun nóng chảy với khả năng thẩm thấu, kết dính cực tốt. Nhựa đường có thể tạo lớp màng dày dặn, ngăn nước triệt để. Do đó, mọi vấn đề liên quan đến nước tưới cây hay nước mưa đều không làm khó được sàn sân thượng. Trong số các phương pháp thi công, đây là gợi ý đáng cân nhắc nhất.
Chống thấm sân thượng bằng cách lát gạch
Với gạch lát sân thượng, bạn sẽ có được một lớp bề mặt dày. Điều quan trọng là lớp men phủ ngoài chống thấm nước sẽ giúp ngăn nước mưa. Lát gạch sân thượng vừa có tác dụng chống thấm, lại chống nóng. Vì thế bạn nên cân nhắc khi chọn loại gạch phù hợp.
Lát gạch sân thượng để chống thấm
Công ty chống thấm sân thượng uy tín
Với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực chống thấm, đã thi công chống thấm, dột hàng trăm công trình lớn nhỏ tại Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương…Chống Thấm, Sửa Chữa Nhà Việt chuyên nhận thi công chống thấm sân thượng, ban công, seno, sàn mái.
- Chống thấm sân thượng để trồng cây
- Chống thấm ban công
- Chống thấm bồn hoa
- Chống thấm mái bê tông bị nứt
- Chống dột máng xối
Hãy nhấc máy gọi ngay 0937.877.247 nếu sân thượng nhà bạn có dấu hiệu bị thấm dột, đội ngũ chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ giúp bạn xử lý triệt để.