Chống thấm tường ngoài là một kỹ năng chuyên môn và có thể rất khó Ngay cả những nhà thầu có năng lực nhất cũng sẽ thất bại nếu họ không biết mình đang làm gì. Hãy cùng Chống Thấm Nhà Việt tìm hiểu các bước xử lý thấm dột tường ngoài khi nhà xuống cấp.
Các nguyên nhân tường ngoài bị thấm
- Tường nhà bị thấm do trời mưa nhiều, lượng nước ngấm vào tường lớn. Về mặt lý thuyết, các loại vật liệu thông thường đều có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 – 40 micromet (1 micromet = 1/1.000 milimet). Khi bề mặt vật liệu này tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở ở bề mặt, thẩm thấu theo các mao quản vào bên trong (mao dẫn) gây ra hiện tượng thấm.
- Do vị trí các ống thoát nước sàn giáp lai tường nhà, rãnh nước trên sàn mái… Nước và hơi ẩm từ những nơi này có thể theo các vết nứt, mao mạch rỗng của tường thấm sâu vào bên trong. Theo thời gian, tường nhà bị nước thấm vào tạo nên từng mảng loang lổ với lớp sơn xuống cấp.
- Mặt khác, các vết rạn cổ trần thường khá to nên nước mưa dễ dàng chảy vào, lâu ngày sẽ gây thấm tường trên diện rộng. Không những thế, tường bị thấm nước còn do tắc hoặc thủng đường ống nước.
- Nguyên nhân trực tiếp nhất vẫn là khi thi công xây dựng công trình các nhà thầu thi công không chủ động sử dụng những phương pháp ngăn thấm dột ngay từ những ngày đầu xây dựng.
Dù là nguyên nhân nào đi nữa, nếu nhà bạn đã xuất hiện những dấu hiệu tường bị thấm dột thì cũng đã đến lúc bạn nên thực hiện công tác chống thấm bằng những giải pháp triệt để nhất.
Chống thấm tường ngoài hiệu quả
Tác hại do tường ngoài bị thấm dột
- Thấm, dột là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm cho chất lượng các công trình xây dựng bị xuống cấp nhanh chóng. Các vết nứt, bong tróc của bê tông đều là những dấu hiệu cho thấy công trình đã bị xuống cấp trầm trọng.
- Hiện tượng thấm dột còn có thể làm hỏng gạch, nứt tường nhà, trần nhà của các công trình.
- Ngoài ra, môi trường ẩm ướt lâu ngày như chân tường, vách tường thuận lợi để nấm mốc sinh sôi. Những vết mốc có thể chứa hàng trăm loại vi khuẩn mà khi các thành viên trong nhà hít phải sẽ dẫn đến nhiều bệnh về đường hô hấp.
- Tình trạng ẩm ướt tường, không chỉ sinh ra nấm mốc mà còn mang theo mối nguy hiểm. Những ổ điện, thiết bị điện âm tường dễ hư hỏng, thậm chí có thể xảy ra sự cố chạm mạch, cháy nổ.
- Làm mất thẩm mỹ của ngôi nhà. Từ những vết nứt ngang dọc của tường, đến những vết ố vàng, rêu mốc, hay là lớp sơn tường bị bong tróc đều làm mất tính thẩm mỹ vốn có của nó.
Chống thấm tường ngoài cần thực hiện như thế nào
5 bước thi công chống thấm tường ngoài
Nếu tường nhà cũ (đã qua nhiều năm sử dụng) bị thấm nước, bạn có thể dùng các loại sơn chống thấm tường nhà để xử lý. Sau đây là 5 bước xử lý chống thấm tường ngoài bằng sơn chống thấm.
Bước 1
Trước tiên, bạn phải cạo sạch lớp sơn bị bong tróc, nấm mốc hay bụi bẩn bằng bàn chải cứng, đảm bảo cạo sạch đều, không để lại vệt loang lổ trắng, đen.
Bước 2
Rửa tường bằng máy xịt rửa công suất lớn, những trường hợp đặc biệt có thể dùng chất tẩy rửa nhẹ để loại bỏ tất cả các chất bẩn, rêu và nấm mốc còn sót lại trên tường. Bước này rất quan trọng, nếu bạn làm không sạch, mọi vi khuẩn nấm mốc có nguy cơ quay lại nếu thời tiết ẩm ướt kéo dài.
Bước 3
Dùng vữa để trám các lỗ hổng và vết nứt lớn, làm phẳng bề mặt bằng bột trét chuyên dùng dành cho tường ngoài trời. Để đạt hiệu quả tốt nhất ở công đoạn này, bạn cần phải đảm bảo cho bề mặt trước khi sơn sạch sẽ, khô thoáng và độ ẩm tường không vượt quá 16%.
Bạn có thể ước lượng độ ẩm của tường bằng phương pháp dùng tay. Nếu bàn tay khi đặt lên tường tạo cảm giác hơi ướt hoặc ẩm, lúc này độ ẩm vượt 25%. Chỉ khi bàn tay của bạn chạm vào tường vẫn khô, hơi mát, nhìn vào tường bằng mắt thường, bạn có thể thấy lớp màu tường (sau khi đã cạo sạch lớp sần sùi) hơi đục, có màu hơi váng trắng, lúc này độ ẩm tương đương hoặc thấp hơn 16%.
Bước 4
Dùng bàn chải tay sắt hoặc giấy nhám chà vào bề mặt tường ngoài cho đến khi sờ vào thấy nhám. Cần có kết cấu nhám để sơn chống thấm có thể “bám” vào bề mặt tường.
Bước 5
Sau khi chuẩn bị tốt phần bề mặt, bạn tiến hành phủ một lớp sơn chống kiềm, chờ sơn tự khô rồi phủ 1 – 2 lớp sơn chống thấm lên trên. Nếu sơn nhiều lớp thì phải để tường khô rồi mới sơn lớp tiếp theo.
Với tường nhà mới, bạn nên dùng bột trét tường loại dành cho ngoài trời phủ kín bề mặt. Sau đó làm phẳng và láng bề mặt tường, kế đến phủ lớp sơn lót rồi mới đến lớp sơn chống thấm.
Hình ảnh sơn chống thấm tường ngoài thực tế của Nhà Việt
Các loại sơn chống thấm tường ngoài hay dùng, đạt hiệu quả cao
Nên chọn sơn chống thấm loại nào?
-
Sơn chống thấm tường nhà Kova
Sơn Kova là loại sơn chống thấm tường nhà được sản xuất tại Việt Nam, được phát minh bởi tiến sĩ Nguyễn Thị Hòe – nhà khoa học nghiên cứu của Việt Nam nhằm sản xuất và phục vụ nhu cầu của người Việt. Hiện nay trên thị trường sơn chống thấm Kova được dùng rất phổ biến và ứng dụng nhiều trong nhiều hạng mục.
Ưu điểm vượt trội
- Bảo vệ tường hoàn hảo, ngăn thấm nước vào bề mặt
- Có độ bền cao, trên 15 năm
- Chịu mài mòn, chịu nước mặn, kháng kiềm cao
- Không chứa chất độc hại, an toàn cho cả người thi công và gia chủ
-
Sơn chống thấm Dulux
Sơn chống thấm dột tường Dulux có lẽ cũng là một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu. Nó có rất nhiều ưu điểm để chúng ta có thể quan tâm:
- Sơn chống thấm Dulux có khả năng làm bề mặt đanh chắc, chống thấm vượt trội, thích hợp với bề mặt bê tông hay xi măng như tường ngoài.
- Ngoài ra sơn Dulux còn bảo vệ mặt tường nhà không bị hoen ố do nước mưa, nấm mốc.
-
Sơn chống thấm ngoài trời cao cấp Mykolor
Đây là một trong những loại sơn phổ thông được nhiều công trình ưu ái. Nó có những đặc điểm sau:
- Khả năng bám dính tốt với tường nhà bê tông
- Tính đàn hồi tốt, phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau
- Chống nấm mốc, rêu mốc, chống bám bụi tốt, luôn giữ lớp ngoài sạch sẽ, sáng bóng
- Màu sắc đa dạng, tươi mới, phù hợp với thị hiếu của số đông
-
Sơn chống thấm Jotun
Sơn chống thấm Jotun mang lại cho bạn một ngôi nhà với diện mạo mới sạch đẹp không có rong rêu, nấm mốc. Sơn chống thấm Jotun giúp bề mặt tường phía ngoài nhà tránh được sự bào mòn của nước và các tác hại của nước mưa.
-
Sơn chống thấm ngoài trời Sika
Sơn chống thấm ngoài trời Sika được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi khả năng chống thấm cao, phù hợp với nhiều công trình và có giá thành hợp lý.
Dùng sơn Sika bạn sẽ không còn lo lắng cho ngôi nhà của mình mỗi khi trời mưa gió hay nắng nóng. Sơn chống thấm Sika luôn bảo vệ ngôi nhà bạn trong mọi thời tiết, mang vẻ đẹp thẩm mỹ bền bỉ theo thời gian.
Ưu điểm vượt trội
- Giảm sự hút nước bề mặt
- Thi công dễ hơn so với vữa xi măng cát không có phụ gia chống thấm
- Tăng tính chống thấm
- Không độc hại
Liên hệ Nhà Việt ngay hôm nay để được tư vấn kỷ thuật xử lý thấm nước hiệu quả nhất
Hotline chính thức của Sửa Chữa Nhà Việt: 0937.877.247
Truy cập website: Xaydungsuachuanhaviet.vn