Cách chống thấm nhà vệ sinh của công ty Nhà Việt giúp bạn tự chống thấm ngay tại nhà dễ dàng và hiệu quả cao. Trong quá trình chống thấm nếu bạn có khó khăn gì hay cần xử lý nhà vệ sinh nhanh chóng 24h thì hãy liên hệ với chúng tôi để được báo giá chống thấm nhà vệ sinh rõ ràng chi tiết nhất từng hạng mục nhé.
Hotline liên hệ: 0937.877.247
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Cách chống thấm nhà vệ sinh
- Nhà vệ sinh chính là một phần cực kỳ quan trọng trong cấu trúc ngôi nhà của bạn. Tuy nhà vệ sinh không chiếm nhiều diện tích trong ngôi nhà nhưng đây chắc chắn phải là phần bạn cần quan tâm nhiều nhất.
- Đối với một số công trình thi công không kỹ lưỡng, qua một thời gian dài, nhà vệ sinh của bạn sẽ có hiện tượng ẩm thấp. Từ đó gây khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt. Vậy bạn đã biết cách chống thấm nhà vệ sinh chưa? Sau đây hãy cùng bài viết tìm hiểu nhé.
- Việc chống thấm nhà vệ sinh là rất quan trọng, nó giúp bảo vệ cuộc sống của mọi thành viên gia chủ. Hãy cố gắng đọc hết bài viết này để hiệu được nguyên nhân. Ngoài ra bài viết giúp bạn cách khắc phục triệt để việc bị thấm dột và rò rĩ nước của nhà vệ sinh bạn nhé.
Nhà vệ sinh bị thấm là gì?
- Nhà vệ sinh bị thấm dột, ẩm ướt là hiện tượng rất thường xuyên xảy ra trong các hộ gia đình. Cách để bạn nhận biết hiện tượng này chính là quan sát góc phòng, sàn nhà. Nếu bạn thấy chúng có hiện tượng ẩm ướt, trên tường xuất hiện những mảng loang lổ lớn gây phai màu sơn thì chính là hiện tượng thấm ướt đấy. Ngoài ra, bạn cũng có thể phát hiện ra những mảng màu xanh do rêu mọc lên trên tường hoặc sàn nhà và sơn tường sẽ bị bong ra.
- Hiện tượng này gây khó chịu cho những người trong gia đình. Do đó, nó có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của gia đình bạn. Ngoài ra, hiện tượng nhà vệ sinh bị thẩm nước còn gây mất thẩm mỹ cho tổng quan ngôi nhà. Vì vậy, khi phát hiện ra nhà vệ sinh bị thấm nước, bạn cần tìm kiếm ngay cách chống thấm nhà vệ sinh nào đem lại hiệu quả cao để thi công kịp thời nhất nhé. Tránh để xảy ra tình trạng nặng nề rồi mới sửa chữa thì sẽ rất tốn kém chi phí và thời gian, ngoài ra còn ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình.
Tìm hiểu thêm: Dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh 24h
Nguyên nhân nhà vệ sinh bị thấm
Theo thuyết trọng lực nước sẽ luôn di chuyển theo phương thẳng đứng qua con đường nhanh nhất và ít lực cản nhất xuống bên dưới. Điều này có nghĩa là nếu có bất kỳ khe hở hoặc vết nứt nào trong hệ thống chống thấm trên sàn nhà vệ sinh của bạn, nước sẽ thấm qua các vết nứt và làm hỏng các khu vực khác trong nhà của bạn.
Nguy hiểm thứ hai của việc chống thấm trần nhà vệ sinh bị lỗi sẽ làm các giọt nước có thể hình thành trên các thiết bị điện của bạn, gây nguy cơ điện giật. Do đó, một rào cản chống thấm hiệu quả giữa gạch phòng tắm của bạn và vật liệu bên dưới có tác dụng ngăn chặn sự tích tụ hơi nước, giúp không gian không bị ẩm mốc
Dưới đây là 4 nguyên nhân điển hình khiến hệ thống chống thấm nhà vệ sinh, nhà tắm bị lỗi.
- Trong quá trình thi công, việc chuẩn bị bề mặt và sơn lót không đầy đủ đã được thực hiện và không có đủ thời gian để lớp sơn lót và lớp phủ sàn đóng rắn đúng cách.
- Hệ thống thoát nước kém cũng là một yếu tố phổ biến khác có thể dẫn đến các vũng nước đọng có thể thấm vào tấm theo thời gian.
- Thiết bị vệ sinh bị chảy nước do hư hỏng như (bồn rửa mặt, vòi sen, bồn tắm, bồn cầu…),các đường ống bị vỡ, bị rò rĩ nước chảy thường xuyên, lâu ngày sẽ làm cho tường và nền nhà vệ sinh bị thấm.
- Đối với những ngôi nhà sử dụng nhiều năm, nhà vệ sinh xuống cấp, vấn đề thấm dột khó tránh khỏi.
Tác hại khi nhà vệ sinh bị thấm nước
- Trong các tòa nhà cũ, nhà vệ sinh và nhà tắm là những khu vực thường bắt đầu rò rỉ đầu tiên. Nguyên nhân là do màng chống thấm sàn nhà bị xuống cấp hoặc mòn theo thời gian. Sau đó, nước bắt đầu thấm qua các khe hở giữa các viên gạch, cuối cùng có thể thấm sâu vào bên dưới, gây hư hỏng trần nhà, tường nhà và các hạng mục khác.
- Do xi măng ướt làm bong tróc sơn, trần nhà có thể xuống cấp với những vết ố vàng. Về lâu dài, khi bạn không kịp thời xử lý chống thấm nhà vệ sinh, nó có thể dẫn đến hình thành nấm mốc và gây ra nguy cơ chập điện.
Dấu hiệu nhận biết nhà vệ sinh bị thấm nước
- Các khu vực tiếp xúc với nước nhiều nhất trong ngôi nhà của bạn là nhà vệ sinh và nhà tắm. Xem xét khối lượng và tần suất nước hàng ngày, gần như chắc chắn xảy ra hiện tượng thấm nước nếu hệ thống chống thấm đã cũ. Điều đó thường sẽ gây ra sự cố rò rỉ ở trần nhà ngay bên dưới hoặc tường nhà ở các phòng liền kề.
- Một hệ thống chống thấm được thi công, lắp đặt tốt thường sẽ tồn tại trong hơn mười năm mà không có bất kỳ vấn đề rò rỉ nào nhưng đối với các hạng mục cũ hơn có thể gặp một số vấn đề rò rỉ.
- Một số dấu hiệu có thể quan sát được khi bị thấm nước là trần nhà bị ố vàng hoặc bong tróc, lớp sơn ẩm ướt hoặc sơn bả trên trần nhà, xuất hiện nấm mốc và các vết bẩn và tất nhiên là có dấu hiệu nước nhỏ giọt. Trong trường hợp nghiêm trọng, các bức tường phồng lên cũng có thể quan sát thấy bằng mắt.
Các vị trí nào thường gặp tình trạng thấm nước?
Cách chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất bạn hãy làm thế này. Để xử lý tình trạng thấm nước, bạn cần phải nắm rõ vị trí nào trong nhà, trong phòng vệ sinh của mình bị ẩm ướt.
- Nơi thoát nước là vị trí đầu tiên bạn cần lưu ý. Đây là vị trí thường xuyên tiếp xúc với nước. Nước sinh hoạt trong gia đình bạn sẽ đổ về đây, do đó, nó phải thường xuyên tiếp xúc với nước và chịu ẩm ướt. Nếu vị trí này bị tắc nghẽn hoặc khi gia đình bạn sử dụng quá nhiều nước, hiện tượng thấm nước sẽ xảy ra.
- Các phần góc cạnh trong nhà vệ sinh của bạn chính là vị trí thứ hai hay xảy ra tình trạng thấm nước. Do đây là phần tường tiếp xúc với sàn nên chúng thường hay bị ẩm. Nước sẽ không thoát ra được ở những góc cạnh này, lâu dẫn dẫn đến tình trạng thấm nước.
- Thứ ba, một vị trí bạn cần lưu ý nữa chính là những nơi có đường ống nước chạy xuyên bên dưới. Trong quá trình thi công, có thể đường ống nước được lắp đặt không đúng tiêu chuẩn, dẫn đến đường ống nước bị rò rỉ. Hiện tượng đường ống nước bị rò rỉ lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng nước tụ lại, gây ẩm thấp cho bề mặt sàn nhà phía trên.
- Những vết nứt và kẽ hở của sàn nhà vệ sinh cũng là một vị trí bạn cần quan tâm. Những vị trí này nước thường chảy vào, và vì nó là kẽ hở nhỏ nên nước không thoát ra được. Lâu dần nước sẽ thấm sâu vào tường và sàn nhà gây hiện tượng ẩm thấp.
Vậy bạn đã tìm ra giải pháp chống thấm nhà vệ sinh nào tốt nhất cho mình chưa. Nếu chưa thì sau đây hãy tiếp tục tìm hiểu các biện pháp thi công chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả sau đây nhé! Nào cùng tìm hiểu thôi.
Cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất hiện nay
Để thi công chống thấm nhà vệ sinh thì có rất nhiều cách xử lý. Sau đây, hãy cùng bài viết tìm hiểu một vài cách thức nhé.
Cách chống thấm nhà vệ sinh với sơn chống thấm
- Sơn chống thấm nhà vệ sinh là cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao. Bạn không cần phải chuẩn bị dụng cụ gì cả, chỉ cần ra ngoài và mua về một thùng sơn chống thấm, người bán sẽ có kèm theo cây sơn cho bạn. Ngoài ra đây là phương pháp không cần nhiều kỹ thuật chống thấm nhà vệ sinh cao, rất dễ thi công xử lý.
- Đây là loại sơn có độ bền rất cao, an toàn cho người sơn và có hiệu quả cực kỳ tốt. Đây là phương pháp phù hợp cho những ai bận rộn và cần giải quyết nhanh chóng vấn đề.
Ưu điểm
- Thi công nhanh chóng, dễ dàng.
- Không cần khò nóng, khô rất nhanh.
- Cho độ bền cao, chịu được nước mặn, kháng kiềm, chống mài mòn tốt.
- Không độc hại, không chứa thủy ngân hay chì, an toàn với môi trường và người sử dụng.
Các bước thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Bề mặt thi công cần được làm sạch sẽ trước khi sử dụng các vật liệu chống thấm. Bạn cần làm sạch các vết bụi bẩn, rong rêu, kiểm tra tình trạng của gạch ốp ở sàn.
Bước 2: Tiến hành thi công chống thấm
- Dùng hỗn hợp xi măng và cát để bo góc chân tường cho đều.
- Pha hỗn hợp sơn chống thấm theo hướng dẫn in trên bao bì cùng với vữa xi măng và cát đã trộn đều. Khuấy đều để thu được hỗn hợp dạng sệt.
- Sử dụng bay để phủ hỗn hợp chống thấm lên bề mặt sàn, tường. Thi công kỹ càng tại những vị trí phức tạp như cổ ống xuyên sàn, tường.
- Độ dày lớp chống thấm từ 1-1,2mm là hợp lý. Nên thi công 2 lớp, trong đó lớp thứ hai cách lớp thứ nhất khoảng 2-3 giờ với định mức 1,8-2kg/m2 cho cả 2 lớp. Lớp quét sau nên vuông góc với lớp quét trước để đảm bảo sơn phủ kín toàn bộ bề mặt.
Bước 3: Nghiệm thu
Khi lớp sơn chống thấm khô, hãy ngâm nước trong 24 giờ để đánh giá chất lượng thi công chống thấm. Nghiệm thu xong, tiến hành láng vữa bảo vệ chống thấm.
Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng sika
Vật liệu chống thấm nhà vệ sinh Sika là một hợp chất mà trong đó thành phần chính là chất chống thấm (hoặc dung dịch chống thấm). Đây là hàng nhập khẩu từ Thuỵ Sĩ với giá cả rất phải chăng. Khi sử dụng loại hợp chất này, bạn không cần phải trộn thêm nước, chỉ cần trộn các nguyên liệu lại với nhau là xong. Hợp chất này rất dễ sử dụng, hiệu quả lại rất cao nên bạn đừng bỏ qua nó khi muốn chống thấm cho nhà vệ sinh của mình nhé.
Các bước thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika
Bước 1: Vệ sinh bề mặt
- Trước khi thi công, cần dọn dẹp chướng ngại vật và vệ sinh bề mặt sàn. Với công trình mới, công tác chuẩn bị bề mặt thi công khá đơn giản và tiết kiệm. Vì thế, các chuyên gia vẫn thường khuyến cáo nên chống thấm sàn nhà vệ sinh ngay sau khi hoàn thiện xong phần thô.
- Với công trình cũ, trước tiên phải tháo dỡ các thiết bị đã lắp đặt trong nhà vệ sinh. Tùy vào nguyên nhân và tình trạng thấm mà quyết định có nên bóc lớp vỏ ngoài hay không.
Bước 2: Tiến hành thi công chống thấm
- Trong trường hợp nhà vệ sinh đã lắp đặt đường ống dẫn nước, chúng ta phải tiến hành đục mặt trên của lớp bê tông bao xung quanh ống. Sau đó, tạo thành một miệng hố khoảng 10 x 10 mm. Tiếp theo, tiến hành đổ lớp vữa trộn bê tông không co ngót Sikagrout 214 -11 vào trong.
- Còn nếu nhà vệ sinh chưa lắp đặt ống dẫn nước, chúng ta nên phủ 1 lớp kết nối gốc Epoxy Sikadur 732 lên phía trên bề mặt bê tông đã được làm sạch. Đổ một lớp vữa không co ngót Sikagrout 214 – 11 xung quanh đường ống ngay từ khi lớp kết nối bề mặt vẫn còn đang dính.
- Quét 1 lớp Sika Primer 3 lên trên các bề mặt rãnh của ống nhựa.
- Thi công chất chống kết dính bê tông lên bề mặt đáy nằm ngang của từng khe rãnh.
- Bơm hóa chất SikaFlex Construction để trám cổ ống vào rãnh.
- Quét lớp lót, pha loãng hóa chất Sikaproof Membrane cùng với nước sạch, dùng cọ hoặc máy để phun xịt đều Sika lên bề mặt bê tông với mật độ từ 0.2 – 0.3kg/ m2. Đợi cho khô hoàn toàn rồi mới tiến hành phun hoặc quét thêm lớp thứ 2. Trung bình, quá trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika sẽ sử dụng khoảng 2 – 3 lớp lót là đủ.
- Trộn vữa kết nối Sika Latex và tiến hành quét phủ lên lớp Sikaproof Membrane mà bạn đã quét trước đó khoảng 2 – 3h đồng hồ. Chú ý quét sao cho bề dày lớp kết nối ở trong khoảng 1 – 2mm là được.
- Cuối cùng, bạn hãy phủ một lớp vữa chống thấm dột Sika lên bề mặt lớp kết nối khi bề mặt nhà vệ sinh vẫn còn ẩm ướt.
Bước 3: Nghiệm thu công trình
- Chờ 24 giờ, sau khi lớp chống thấm khô, tiến hành ngâm thử nước trong 24 giờ để kiểm tra khả năng chống thấm của công trình.
- Sau khi quá trình nghiệm thu nhà vệ sinh hoàn tất, tiến hành láng vữa để bảo vệ lớp chống thấm.
Sika là hợp chất khá thông dụng hiện nay không chỉ dùng trong xử lý chống thấm nhà vệ sinh mà còn được dùng để chống thấm bếp nhà bếp, chống thấm hồ bơi,… vì tính dễ thi công và giá thành vật liệu lại rẻ.
Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng keo chống thấm
- Hiện nay sử dụng keo silicone đang là công nghệ chống thấm nhà vệ sinh đơn giản nhất. Ngoài ra đây là loại vật liệu chống thấm tốt nhất để hỗ trợ thi công chống thấm trong nhiều công trình khác nhau như chống thấm tường nhà, bể bơi…
- Keo chống thấm nhà vệ sinh là vật liệu chống thấm được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước từ ngoài vào. Thường được dùng kết hợp với một số vật liệu chống thấm khác của các hãng như Sika, Epoxy, Kova, Lanko, Koster, Hyperseal DPS, HAWA, StoCrete…
- Để thi công chống thấm triệt để vấn đề thấm dột hay các vết nứt trền sàn nhà vệ sinh, trên tường nhà vệ sinh. Sử dụng keo chống thấm nhà vệ sinh là phương án thi công tiện lợi, mang lại hiệu quả cao.
- Sử dụng keo chống thấm nhà vệ sinh là một trong những giải pháp chống thấm cho nhà vệ sinh rất an toàn và hiệu quả. Thành phần chính của loại keo này chính là silicon có khả năng chịu nhiệt rất tốt. Bạn chỉ cần cho keo vào súng bắn keo, sau đó bạn bắn keo lên những vị trí bị hở trên tường và trên sàn nhà. Đây là cách làm nhanh chóng và đơn giản cho bạn, do đó, đừng bỏ qua nó khi cần chống thấm toilet nhà bạn nhé.
Các bước thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng keo chống thấm
Bước 1: Vệ sinh bề mặt
Chuẩn bị bề mặt sàn, nếu có bụi bẩn hay chất dính khác (dầu mỡ, xăng nhớt,…) thì cần được vệ sinh, làm sạch
Bước 2: Tiến hành thi công chống thấm
- Tưới nước bão hòa lên bề mặt sàn, lưu ý không để nước bị ứ đọng.
- Tiến hành pha trộn keo chống thấm với xi măng theo tỷ lệ: 1 kg keo chống thấm trong 0,15 lít nước. Sau đó cho từ từ 1,5 kg xi măng đen mác cao vào và khuấy đều.
- Dùng bay trét hỗn hợp chống thấm trên lên bề mặt sàn theo định mức 0,5 kg/m2/lớp.
- Sau 4 giờ, khi lớp chống thấm thứ nhất khô thì tiếp tục trét lớp thứ 2 lên với định mức 0,5kg/m2/lớp.
- Khi lớp chống thấm thứ 2 khô hoàn toàn thì tiến hành tráng vữa xi măng hoặc lát gạch lên bề mặt sàn.
Đơn vị nào thi công chống thấm nhà vệ sinh uy tín
Thi công chống thấm nhà vệ sinh uy tín – Xây Dựng Nhà Việt
- Với kinh nghiệm chống thấm hơn 10 năm. Đơn vị Sửa Chữa Nhà Việt đúc kết được 3 cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay. Những phương pháp này chúng tôi thường xuyên áp dụng cho các công trình chống thấm mà chúng tôi thi công.
- Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các phương pháp chống thấm bằng sợi thủy tinh, màng bitum, quét nhựa đường hoặc dùng xi măng. Chống thấm tùy từng tính chất và vị trí của nhà vệ sinh của bạn.
- Và nếu bạn đang muốn tìm kiếm một đơn vị thi công chống thấm để đảm bảo hiệu quả, chất lượng hãy để đội ngũ Sửa Chữa Nhà Việt hỗ trợ.
Xem thêm: Chống thấm nhà vệ sinh chung cư uy tín nhất tại TP HCM
Liên hệ công ty Xây Dựng Sửa Chữa Nhà Việt
- Trên đây là một số vấn đề và những cách chống thấm nhà vệ sinh, hy vọng bạn đã có cho mình những bí kíp tuyệt vời trong việc chống thấm nhà vệ sinh. Hiện tượng nhà vệ sinh bị thấm nước rất dễ giải quyết nếu như bạn nắm được những bí kíp trên. Hãy ghi chú lại những cách chống thấm nhà vệ sinh trên và bắt tay ngay vào giải quyết vấn đề luôn bạn nhé.
- Nếu bạn đang có nhu cầu chống thấm nước cho nhà vệ sinh của mình hoặc bất cứ công trình nào, hãy để Công ty Xây dựng Sửa chữa Nhà Việt giúp bạn một tay nhé. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết, chúng tôi cam kết phục vụ khách hàng nhiệt tình và có chất lượng nhất.
- Email:Contact@nhaviet.info
Hotline: 0937.877.247
Hình ảnh thi công chống thấm nhà vệ sinh của công ty Nhà Việt
Quý khách vui lòng điền thông tin
các chuyên gia sửa nhà trên 10 năm kinh nghiệm sẽ khảo sát tư vấn sửa nhà miễn phí