Làm cách nào để chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà xây liền kề, san sát nhau? Không chần chờ gì nữa, Cùng Nhà Việt xem ngay cách chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà liền kề hiệu quả 100% để bảo vệ tối ưu ngôi nhà của mình.
Trước khi xem các giải pháp chống thấm, chúng ta cùng tìm hiểu các vấn đề khi chống thấm khe tiếp giáp 2 nhà trước nhé!
Tại sao khe tường lại hay bị thấm dột?
- Không gian giữa khe tường 2 nhỏ hẹp không thể sơn, trát, thực hiện chống thấm. Dẫn tới tình trạng thấm dột từ phía bên ngoài vào sẽ nhanh chóng xuất hiện sau một thời gian ngắn.
- Không gian giữa khe tường nhỏ dễ đón nước, khi trời mưa nước sẽ đổ vào nhiều nếu phía trên không được che chắn gây sự cố thấm dột.
- Tường liền kề có không gian eo hẹp và thường bí bách, khó thoát nước, nước đọng lại lâu khiến cho thấm dột càng dễ xuất hiện hơn.
- Tường liền kề nên khe tiếp giáp được che kín không có nắng chiếu vào, hơi nước bốc đi lâu hơn, khu vực tiếp giáp thường xuyên ẩm ướt.
- Với thời tiết nóng ẩm mưa nhiều như ở Việt Nam, lượng hơi nước và nước đổ về rất lớn nên khu vực tiếp giáp sẽ có khoảng thời gian dài tiếp xúc với nước và hơi ẩm.
Đó chính là lý do bạn cần thực hiện chống thấm dột khe tường, khe tiếp giáp giữa 2 căn nhà. Vấn đề ở đây là với vị trí khó như vậy thì chống thấm như thế nào? Sử dụng giải pháp nào để chống thấm triệt để, chống thấm tối ưu cho công trình?
Cách chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà liền kề triệt để
Với những ngôi nhà có khe tiếp giáp nhỏ hẹp không nhìn thấy hoặc độ rộng chỉ 1 – 5cm… Chúng ta có thể lựa chọn một trong số những giải pháp chống thấm sau:
Chống thấm khe tiếp giáp 2 nhà ngay khi xây dựng
Áp dụng với trường hợp nhà bạn xây trước nhà hàng xóm!
Với đất mặt đường nhỏ hẹp cho xây nhà phố, nếu nhà bạn được xây dựng trước hãy tiến hành chống thấm tường, mặt ngoài tường ngay từ đầu. Điều này sẽ đảm bảo tường được bảo vệ tối ưu hơn và tránh được những khó khăn khi chống thấm về sau.
Đây là giải pháp tối ưu thời gian, chi phí cho các căn nhà phố, nhà mặt đường liền kề. Khi này bạn hoàn toàn có thể lựa chọn mọi giải pháp chống thấm tường phù hợp và tối ưu nhất.
Ngược lại nếu nhà bạn là căn hộ xây sau thì sao?
Xử lý chống thấm ngược cho nhà liền kề
Chống thấm ngược chính là cách chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà liền kề tối ưu nhất trong trường hợp ngôi nhà của bạn nếu ngôi nhà xây dựng sau nhà hàng xóm. Không có đủ không gian để chống thấm từ phía ngoài, mặt ngoài tường.
Chống thấm ngược nghĩa là chúng ta sẽ ngăn chặn thấm dột ở phía mặt trong ngôi nhà. Cách này có thể thực hiện ngay cả cho nhà mới xây và nhà cũ bị thấm dột.
- Đối với nhà mới xây: khi nhà mới xây gạch xong, không trát tường mà tiến hành chống thấm ngược luôn.
- Đối với nhà cũ: Cần đục bỏ phần tường vữa sau đó xử lý chống thấm ngược và trát lại để đảm bảo hiệu quả tốt nhất
Đối với chống thấm ngược bạn có thể chọn nhiều phương án chống thấm khác nhau. Trong đó quen thuộc hơn cả là chống thấm ngược bằng Sika hoặc chống thấm ngược bằng màng khò nóng, sơn chống thấm, bột bả chống thấm, keo chống thấm.
1. Cách chống thấm ngược bằng Sika
Chống thấm ngược bằng Sika là giải pháp chống thấm đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Đối với chống thấm ngược bằng Sika chúng ta thực hiện như sau:
Đầu tiên cần chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu thi công chống thấm. Sau khi chuẩn bị sẵn sàng các nguyên vật liệu dụng cụ để thi công chống thấm, chúng ta tiến hành chống thấm theo các bước:
Bước 1: Làm vệ sinh bề mặt cần chống thấm
- Làm sạch bề mặt cần chống thấm: băm đục lớp vữa, xi măng cũ hay vữa, bê tông thừa bám trên bề mặt
- Xử lý các vết nứt, trám trét các vết nứt nếu có
- Quét sạch bụi bẩn để chống thấm hiệu quả hơn
Bước 2: Thi công chống thấm
- Quét lớp lót chống thấm lên bề mặt và đợi khoảng 2 – 3h để lớp lót khô
- Quét 2 – 3 lớp Sika chống thấm lên, lưu ý bạn cần chờ 3 – 4h khi lớp chống thấm 1 khô mới quét lớp thứ 2, và tương tự với lớp thứ 3.
Bước 3: Thử nước và nghiệm thu
Ngâm thử nước và kiểm tra khả năng chống thấm của công trình, sau khi đã chống thấm triệt để sẽ bàn giao.
2. Cách chống thấm ngược bằng màng khò nóng
Màng khò nóng là giải pháp chống thấm tối ưu cho công trình đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt và lâu bền. Tuy nhiên giải pháp này sẽ đòi hỏi đội ngũ thợ chống thấm có tay nghề và có giàu kinh nghiệm.
Quy trình chống thấm bằng màng khò nóng được thực hiện như sau:
Bước 1: Làm vệ sinh bề mặt cần chống thấm
- Làm sạch bề mặt cần chống thấm: băm đục lớp vữa, xi măng cũ hay vữa, bê tông thừa bám trên bề mặt. Đối với mặt tường lồi lõm cần dùng máy mài mài phẳng tránh làm rách màng.
- Xử lý các vết nứt, trám trét các vết nứt nếu có
- Quét sạch bụi bẩn để chống thấm hiệu quả hơn
Bước 2: Thi công chống thấm
- Quét lớp lót chống thấm lên bề mặt tường và chờ khoảng 6h để lớp lót khô
- Trải tất cả các tấm màng ra và bắt đầu thực hiện chống thấm: Làm nóng màng bằng đèn khò và dùng con lăn ép đều và phẳng màng bitum lên tường tránh xuất hiện bọt khí.
Bước 3: Thử nước và nghiệm thu
Ngâm thử nước và kiểm tra khả năng chống thấm của công trình sau khi đã chống thấm triệt để sẽ bàn giao.
3. Sơn chống thấm ngược
Sơn chống thấm ngược là cách chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà liền kề đơn giản dễ thực hiện mà đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt. Đối với sơn chống thấm bạn có thể chọn sơn Epoxy, sơn Dulux, sơn Kova… có rất nhiều loại sơn chống thấm đang được đánh giá cao.
Quy trình sơn chống thấm ngược như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần chống thấm
Làm sạch và phẳng mịn bề mặt tường, đảm bảo tường sạch sẽ khô ráo. Không sơn khi mặt tường ẩm ướt bởi độ bám dính không cao, dễ bị phồng rộp sơn…
Bước 2: Thi công chống thấm
Đầu tiên cần bả matit bề mặt để đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt hơn (có thể bỏ qua bước này). Sau khi lớp matit khô thì tiến hành sơn chống thấm.
Sơn 2 – 3 lớp sơn chống thấm (thường là 2 lớp), lưu ý sau mỗi lớp cần đợi khô 3 – 4 tiếng mới sơn lớp tiếp theo. Khi sơn chống thấm cần lăn sơn mỏng, đều tay đảm bảo bề mặt sơn bóng, đều.
Bước 3: Thử nước và nghiệm thu
Ngâm thử nước và kiểm tra khả năng chống thấm của công trình sau khi đã chống thấm triệt để sẽ bàn giao.
4. Dùng keo chống thấm ngược
Keo chống thấm ngược giải pháp chống thấm đơn giản nhưng hiệu quả, thích hợp cho những hạng mục như vết nứt tường, khe tiếp giáp 2 nhà, chống thấm cổ ống…
Giải pháp này sẽ tập trung vào những vết nứt, vị trí thấm dột, các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Làm sạch bề mặt cần chống thấm
- Làm sạch bề mặt tường, các vết nứt, vết lồi lõm
- Quét sạch bụi bẩn trên tường
Bước 2: Thi công chống thấm
- Đánh dấu lên bề mặt tường các vị trí cần xử lý
- Dùng máy khoan, khoan vị trí vết nứt sau đó làm vệ sinh lỗ khoan
- Đặt kim bơm vào lỗ khoan sau đó bơm keo vào các vết nứt cho đến khi tràn ra ngoài bề mặt
Bước 3: Thử nước và nghiệm thu
Đợi keo khô sau đó thử nước và kiểm tra khả năng chống thấm của công trình sau khi đã chống thấm triệt để sẽ bàn giao.
Xem thêm: Dịch vụ chống thấm hố thang máy
Tạo lòng máng cho khe tiếp giáp 2 nhà liền kề
Đối với những căn nhà liền kề có khe tiếp giáp lớn hơn 5cm nên xây lòng máng tạo đường thoát nước. Xây dựng tạo đường thoát dạng ½ hoặc ¼ ống tròn để thoát nước nhanh và giúp hạn chế nước đổ vào khe hẹp giữa 2 nhà giúp ngăn chặn thấm dột tối ưu hơn.
- Nếu khe tiếp giáp giữa 2 nhà không lớn quá 10cm và tường 2 nhà bằng nhau. Nên tạo lòng máng ½ ống tròn. (với giải pháp này thì bạn cần đảm bảo độ dốc để nước đi đúng hướng).
- Nếu khe tiếp giáp 2 nhà hẹp, hay tường không bằng nhau: Nên tạo lòng máng ¼ ống tròn
Trên đây Nhà Việt đã mách bạn TOP 5 cách chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà liền kề hiệu quả và được áp dụng nhiều nhất hiện nay.
Nếu bạn đang cần thi công chống thấm khe tiếp giáp cho 2 nhà, bạn đang tìm đơn vị thi công chống thấm chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm tại TPHCM. Hãy liên hệ ngay THỢ CHỐNG THẤM NHÀ VIỆT để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp bởi đội ngũ thợ thi công chống thấm nhiều năm kinh nghiệm nhé!
Hotline hỗ trợ 12/7: 0937.877.247