Thi công chống thấm mái nhà bê tông sao cho triệt để? Nếu như bạn đang phân vân tìm chọn giải pháp chống thấm tối ưu cho mái nhà nhà bê tông. Vậy thì hãy cùng Nhà Việt xem ngay những phương án chống thấm tối ưu nhất và lựa chọn giải pháp chống thấm mái nhà phù hợp nhất phía dưới đây nhé!
Tại sao cần chống thấm cho mái nhà bê tông?
Sàn mái đặc biệt là mái bê tông hay mái bằng là vị trí dễ dàng bị thấm dột do phải trực tiếp hứng chịu tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài như: mưa, gió, bụi bẩn, nhiệt độ cao…
Thêm vào đó với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, nền nhiệt chênh lệch lớn sàn mái cũng dễ dàng bị nứt vỡ… dẫn tới nước dễ dàng đi sâu vào các mao mạch và gây thấm dột thậm chí là lan rộng xuống trần nhà phía dưới, gây ảnh hưởng đến kết cấu, làm giảm tuổi thọ công trình
Hơn thế nữa một khi đã thấm dột thì công việc xử lý thấm dột sẽ tốn kém hơn nhiều so với chống thấm ngay từ đầu.
Nguyên nhân gây thấm dổ sàn mái bê tông
Bên cạnh tác động từ nhiều yếu tố khách quan từ bên ngoài thì sàn mái còn có thể thấm dột, xuống cấp nhanh chóng do một số nguyên nhân phổ biến sau:
- Sàn mái không được chống thấm từ đầu dẫn tới thấm dột nhanh chóng
- Công trình đã được thi công chống thấm nhưng chưa hiệu quả: Thợ chống thấm thi công không kỹ lưỡng, sử dụng vật liệu chống thấm chất lượng kém…
- Hệ thống thoát nước kém: Có thể do thi công đường ống thoát nước không hợp lý nước thoát chậm bị ứ đọng nơi sàn mái, hoặc đường ống không được vệ sinh bị tắc nghẽn do lá cây, rác khiến nước thoát chậm và gây thấm dột.
- Quá trình thi công sàn mái không đảm bảo: Không kiểm soát kỹ, kiểm tra độ ẩm trước khi lát gạch khiến ứ đọng nước ngay từ đầu, sàn mái không bằng phẳng bị ứ đọng nước…
8 Cách chống thấm mái nhà bê tông triệt để
Có nhiều phương án khác nhau để chống thấm sàn mái bê tông. Dưới đây Nhà Việt sẽ giới thiệu đến bạn 8 giải pháp chống thấm sàn nhà bê tông đang được ứng dụng phổ biến nhất nhé!
1. Chống thấm mái nhà bê tông bằng Sika
Sika là vật liệu chống thấm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với ưu điểm: hiệu quả chống thấm cao, ngăn chặn nước triệt để và thi công nhanh chóng dễ dàng.
Cách chống thấm mái nhà bê tông bằng Sika như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
- Vệ sinh bề mặt sàn mái cần chống thấm, làm sạch bụi bẩn, rong rêu các tạp chất
- Trám trét lại các vị trí bị lõm, bị nứt, đục bỏ những phần bê tông không chắc (với sàn mái lâu năm)
- Mài phẳng những vị trí lồi trên bề mặt
Bước 2: Thi công chống thấm
- Dùng nước tưới lên bề mặt sàn để tạo độ ẩm nhưng không được để đọng nước.
- Trộn Sika theo hướng dẫn của nhà sản xuất sau đó thi công quét 2 – 3 lớp Sika lên bề mặt sàn mái. Lưu ý sau mỗi lớp cần chờ khô trong 4 – 6 tiếng mới quét lớp tiếp theo.
Bước 3: Thử nước và nghiệm thu
Ngâm thử nước và nghiệm thu công trình. Sau khi đảm bảo hiệu quả chống thấm sẽ bàn giao công trình đến khách hàng.
2. Chống thấm mái nhà bê tông bằng Kova
Kova cũng là vật liệu chống thấm được đánh giá cao với khả năng chống thấm, ngăn nước vượt trội và độ bền cao.
Quy trình chống thấm mái bê tông bằng Kova:
Bước 1: Làm vệ sinh bề mặt sàn mái cần chống thấm
Bước 2: Thi công chống thấm
- Quét 2 – 3 lớp kova lên bề mặt toàn bộ sàn mái, mỗi lớp cách nhau 6 – 8 giờ.
- Đợi lớp cuối khô cứng sau 3 – 4 ngày có thể cán lớp hồ bảo vệ lớp chống thấm
Bước 3: Thử nước, nghiệm thu và bàn giao công trình đến khách hàng
3. Chống thấm mái bê tông bằng nhựa đường
Nhựa đường được đánh giá là vật liệu chống thấm hiệu quả vượt trội nhờ vào:
- Khả năng thấm thấu và kết dính cực tốt
- Chống thấm nước tối ưu lên tới hàng chục năm
Tuy nhiên quá trình thi công chống thấm mái nhà bê tông bằng nhựa đường sẽ đòi hỏi thợ chống thấm giàu kinh nghiệm.
Quy trình chống thấm như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
Bước 2: Thi công chống thấm
- Đun sôi nhựa đường và pha thêm một lượng dầu DO cho loãng để thấm thấu vào bề mặt bê tông
- Tiến hành quét một lớp primer lên mặt sàn
- Dùng con lăn để quét đều nhựa đường lên toàn bộ bề mặt sàn
Lưu ý: Nên thi công vào ngày nắng tốt nhất là thời điểm buổi trưa nắng gắt, sau khi thi công phải phủ bạt để tránh mưa đột ngột khi chưa quét dầu hắc.
Bước 3: Thử nước và nghiệm thu
4. Chống thấm sàn mái bê tông bằng màng khò nóng
Màng khò nóng giúp chống thấm mái nhà bê tông triệt để nhờ vào:
- Hiệu quả chống thấm cực cao
- Khả năng chống thấm bê tông tuyệt đối
- Độ đàn hồi cao, chịu xé, chiu đâm thủng tốt
- Thích ứng tốt với mọi điều kiện thời tiết.
Tuy nhiên thi công chống thấm màng khò nóng sẽ khá phực táp và yêu cầu thợ có tay nghề cao.
Quy trình chống thấm mái bê tông bằng màng khò nóng như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
- Vệ sinh bề mặt sàn mái cần chống thấm, làm sạch bụi bẩn, rong rêu các tạp chất trên bề mặt
- Trám trét lại các vị trí bị lõm, bị nứt, đục bỏ những phần bê tông không chắc
- Mài phẳng những vị trí lồi trên bề mặt sàn mái
Bước 2: Thi công chống thấm
- Đầu tiên cần quét lớp sơn lót gốc bitum lên bề mặt sàn mái để tăng độ bám dính
- Trải màng khò nóng, dùng đèn khò vào phần dưới của màng cho đến khi bề mặt bitum chảy mềm thì thực hiện dán xuống bề mặt. Sau đó dùng con lăn miết chặt màng lên bề mặt đảm bảo không có bọt khí.
- Cuối cùng cán thêm một lớp vữa bảo vệ lên trên màng bitum để bảo vệ màng
Bước 3: Thử nước và nghiệm thu và bàn giao công trình
5. Chống thấm sàn mái bê tông bằng màng Bitum tự dính
Thay vì lựa chọn màng khò nóng có quy trình thi công phức tạp và tốn kém chi phí thì màng Bitum tự dính sẽ cũng là giải pháp chống thấm tuyệt vời dành cho sàn mái bê tông.
Màng bitum tự dính có ưu điểm:
- Khả năng bám dính tốt, tính đàn hồi cao
- Hiệu quả chống thấm tuyệt vời, lâu bền lại
- Dễ thi công
Quy trình chống thấm mái nhà bê tông bằng màng tự dính:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
Vệ sinh kỹ lưỡng bề mặt sàn mái: quét sạch bụi bẩn trên bề mặt; cạo bỏ rêu mốc; trám trét lại các vị trí bị lõm, bị nứt; mài phẳng những vị trí lồi và bo vữa, xi măng ở những vị trí góc cạnh.
Bước 2: Dán màng bitum chống thấm
- Trải màng chống thấm tự dính lên sàn mái bê tông và cắt theo kích thước sàn
- Bóc lớp giấy lót và tiến hành dán màng chống thấm lên (diện tích chồng mí tối thiểu 5cm)
- Dùng con lăn để ép phẳng bề mặt
- Cuối cùng tiến hành cán vữa bảo vệ lên trên bề mặt màng bitum để bảo vệ màng
Bước 3: Thử nước và nghiệm thu công trình
6. Xử lý chống thấm mái bê tông bị nứt bằng keo chuyên dụng
Keo chống thấm chuyên dụng giúp chống thấm ngăn nước triệt để bên cạnh đó sản phẩm còn có nhiều ưu điểm nổi bật:
- Giá thành phải chăng, có nhiều dòng sản phẩm cho bạn lựa chọn
- Độ bền cao kết cấu dính tuyệt hảo có thể trám các vết nứt.
- An toàn và có thể sử dụng cho cả công trình cũ và mới.
- Dễ dàng thi công bằng chổi hoặc bình phun
Quy trình chống thấm mái nhà bê tông bằng keo chống thấm như sau:
Bước 1: Làm vệ sinh bề mặt cần chống tấm
Bước 2: Thi công quét keo chống thấm
Quét lớp mỏng keo chống thấm lên bề mặt trần nhà đợi keo khô sau đó quét lớp thứ 2.
Bước 3: Kiểm tra lại hiệu quả chống thấm và tính thẩm mỹ
7. Sơn chống thấm mái nhà bê tông
Sơn chống thấm là giải pháp chống thấm đơn giản thuận tiện nhất hiện nay. Không chỉ thi công nhanh chóng, dễ dàng sơn chống thấm cũng mang lại hiệu quả chống thấm tốt giúp bảo vệ mái nhà bền lâu hơn.
Quy trình sơn chống thấm mái nhà bê tông như sau:
Bước 1: Làm vệ sinh bề mặt sàn mái cần chống thấm
Bước 2: Thi công chống thấm mái nhà bê tông
- Bả 2 lớp chống thấm (keo Epoxy kết hợp với hợp chất chống thấm Epoxy) mỗi lớp cách nhau khoảng 6h.
- Sơn lót – sau 24h lớp bả khô, tiến hành quét sơn lót. Sơn lót thường dùng loại sơn không dung môi, hoặc có dung môi và lựa chọn loại không màu.
- Sơn phủ 2 lớp chống thấm để ngăn chặn nước triệt để
Bước 3: Tiến hành thử nước, nghiệm thu và bàn giao công trình đến khách hàng
8. Chống thấm mái nhà bằng xi măng
Bạn đang tìm kiếm giải pháp chống thấm mái nhà tiết kiệm nhất! Vậy thì hãy tiến hành thi công chống thấm mái nhà bằng xi măng theo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Làm vệ sinh bề mặt sàn mái cần chống thấm
Quét sạch bụi bẩn trên bề mặt, loại bỏ vữa yếu, vữa thừa, trám kín các vết nứt vỡ (nếu có)
Bước 2: Thi công chống thấm sàn mái
- Trộn xi măng với cát xây hoặc vô để tạo vữa ốp tường ngoài trời. Tỷ lệ vữa tiêu chuẩn thông thường là 1 phần xi măng : 3.5 phần cát : 0.25 phần vôi. Tuy nhiên công thức thành phần này có thể khác biệt tùy theo kinh nghiệm của từng đơn vị thi công.
- Thêm nước vào hỗn hợp để cho vữa lỏng hơn tạo lực liên kết tốt nhất. Trộn đều hỗn hợp đảm bảo
- Phủ đều hỗn hợp xi măng chống thấm ở trên lên bề mặt tường ngoài trời, đảm bảo lớp vữa mịn đẹp và bám chắc chắn.
Bước 3: Tiến hành thử nước, nghiệm thu công trình
Thợ chống thấm sàn mái chuyên nghiệp tại TPHCM
Bạn đang tìm kiếm thợ chống thấm chuyên nghiệp tại TPHCM, hãy liên hệ ngay chống thấm Nhà Việt. Chúng tôi tự hào là công ty chống thấm lớn uy tín hàng đầu thị trường với:
- Hơn 10 năm kinh nghiệm chống thấm – Nhà Việt đã và đang thi công chống thấm triệt để cho hàng ngàn hạng mục lớn nhỏ.
- Đội ngũ kỹ sư thợ chống thấm đông đảo và giàu kinh nghiệm – đảm bảo thi công chống thấm chuyên nghiệp, đúng chuẩn kỹ thuật.
- Cam kết vật tư chính hãng – Lựa chọn các vật liệu chính hãng mang hiệu quả chống thấm cao
- Giá thi công chống thấm cạnh tranh – Quý khách hàng luôn được báo giá công khai minh bạch trước khi thi công chống thấm
- Chế độ bảo hành chất lượng dài lâu – Bảo trì, kiểm tra định kỳ các hạng mục 6 tháng/ lần theo yêu cầu
Liên hệ ngay chống thấm Nhà Việt để được tư vấn, thi công chống thấm mái nhà bê tông chuyên nghiệp trọn gói và tối ưu nhất nhé!
Xem thêm: Hướng dẫn chống dột mái nhà triệt để
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG SỬA CHỮA NHÀ VIỆT
- Hotline: 0937877247– 0937969788
- Email: contact@nhaviet.vn
- Website: https://xaydungsuachuanhaviet.vn/