Chống thấm nhà vệ sinh vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp công trình thi công được bền hơn, hạn chế việc xuống cấp công trình và phải tu sửa tốn kém. Để hạn chế thấm dột nhà vệ sinh, khi thi công cần phải chú ý tới quy trình sao cho đúng kỹ thuật. Vậy sau đây, Xây dựng Sửa chữa nhà Việt sẽ hướng dẫn bạn chống thấm nhà vệ sinh bằng sika – một trong những phương pháp hiệu quả cực kỳ cao mà chi phí lại hợp lý.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Nguyên nhân nhà vệ sinh bị thấm dột
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho nhà vệ sinh hay bị thấm dột. Cụ thể như sau:
Do chưa được xử lý chống thấm: Nhiều đơn vị xây dựng không thi công chống thấm cho nhà vệ sinh hoặc thi công không chống thấm qua loa, dễ phát sinh tình trạng thấm dột, xuống cấp công trình.
Do kỹ thuật thi công: Khi thi công nhà vệ sinh nếu quy trình kém, không đúng kỹ thuật như: cán nền không đủ độ dốc khiến nước khó thoát, công tác ốp, lát gạch không đúng kỹ thuật, để ron gạch không đều.
Do vật liệu thi công kém chất lượng: Bột ron gạch kém chất lượng dẫn đến việc thấm nước xuống sàn bê tông là nứt sàn. Hiện tượng nứt sàn bê tông xảy ra khi kết cấu bị lún, thép đan không đúng tiêu chuẩn, chất lượng bê tông chưa đạt hoặc kém chất lượng.
Do mạch ngừng bê tông không được xử lý: Đây là 1 trong các khâu rất quan trọng và khó xử lý nhất nên cần các đơn vị có năng lực cũng như kinh nghiệm thi công. Nếu áp dụng sai phương án cho hạng mục thì sau này khắc phục sẽ rất khó. Đồng thời, chi phí cho việc chống thấm mạch ngừng bê tông rất cao.
Do chịu tác động thường xuyên với nước: Nhà vệ sinh là nơi thường xuyên chịu tác động của nước nên cũng dễ gây ra tình trạng thấm dột. Ngoài ra, khí hậu của Việt Nam là nóng ẩm mưa nhiều nên cũng có thể gây thấm dột, nước ngấm ngược vào tường, nứt kẽ, nước thấm xuyên sàn.
Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika có tốt không?
Có rất nhiều cách chống thấm dột nhà vệ sinh nhưng cách chống thấm nhà vệ sinh bằng sika được xem là phương pháp nổi bật và hiệu quả hơn. Cụ thể:
- Chống thấm nhà vệ sinh bằng sika được ứng dụng phổ biến và chứng minh hiệu quả vượt trội.
- Dễ dàng thi công, không cần thêm nước.
- Độ bám dính chặt, ngăn nước thấm qua.
- Đảm bảo độ bền cho công trình.
- Chi phí hợp lý.
Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu
+ Vật liệu chống thấm chuyên dụng Sika như: Sikadur 732; Sika latex TH hoặc Latex HC… có khả năng kết nối bê tông cũ và mới.
+ Vữa rót không co ngót SikaGrout 214-11.
+ Keo Sikaflex construction dùng để trám khe nối, cổ ống, khe nứt.
+ Hóa chất dùng để quét lót lên lớp trám khe bằng Sika Primer 3.
+ Màng để chống thấm Bitum Polymer, có gốc nước Sikaproof Membrane.
+ Phụ gia dùng để chống thấm có trộn vữa bê tông của Sika.
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt thi công
Đối với công trình mới hoàn thiện phần thô:
Vệ sinh sạch sẽ bề mặt chống thấm. Loại bỏ tất cả các tạp chất, bụi bẩn, hồ thừa bằng các dụng cụ chuyên dụng như máy mài bê tông, chà sắt, máy thổi bụi… Làm sao để bề mặt sạch bụi đến 95% thì khi thi công chống thấm mới cho hiệu quả cao.
Với công trình mới thi công, hoạt động này được tiến hành khá đơn giản và tiết kiệm. Vì vậy, bạn nên tiến hành chống thấm cho sàn nhà vệ sinh ngay từ đầu.
Đối với những công trình nhà vệ sinh cũ hoặc đã được hoàn thiện:
Tùy vào mức độ tổn hại của công trình để xử lý. Nếu nặng thì phải bóc toàn bộ lớp vỏ gạch bên ngoài lên. Đồng thời, còn phải tháo dỡ toàn bộ các thiết bị nhà vệ sinh đã lắp đặt. Sau đó làm sạch bề mặt để chuẩn bị cho việc thi công. Cần tạo độ ẩm từ 5 -> 10% bằng nước sạch trước khi thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng sika.
Bước 3: Thi công
Trường hợp nhà vệ sinh đã lắp đặt đường ống dẫn nước: Phải tiến hành đục mặt trên của lớp bê tông bao xung quanh ống dẫn nước. Tạo thành một miệng hố kích thước 1 x 1 cm. Sau đó, đổ lớp vữa trộn bê tông không co ngót Sikagrout 214 -11 vào.
Trường hợp nhà vệ sinh chưa lắp đặt ống dẫn nước: Cần phải phủ 1 lớp kết nối gốc Epoxy Sikadur 732 lên phía trên bề mặt bê tông đã được làm sạch. Đổ một lớp vữa không co ngót Sikagrout 214 – 11 ngay từ khi lớp kết nối bề mặt vẫn còn đang dính vào xung quanh đường ống.
- Tiếp đó, quét 1 lớp Sika Primer 3 lên trên các bề mặt rãnh của ống nhựa. Rồi thi công chất chống kết dính bê tông lên bề mặt đáy nằm ngang của từng khe rãnh. Tiếp tục bơm hóa chất SikaFlex Construction để trám cổ ống vào rãnh.
- Quét lớp lót, pha loãng hóa chất Sikaproof Membrane cùng với nước sạch. Sau đó dùng cọ hoặc máy để quét hoặc phun đều Sika lên bề mặt bê tông với mật độ từ 0.2 – 0.3kg/ m2. Đợi cho khô hoàn toàn rồi mới tiến hành phun hoặc quét thêm lớp thứ 2. Trung bình, quá trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika sẽ sử dụng khoảng 2 – 3 lớp lót.
- Tiếp đó, thực hiện trộn vữa kết nối Sika Latex và tiến hành quét phủ lên lớp Sikaproof Membrane mà bạn đã quét trước đó khoảng 2 – 3 tiếng. Lưu ý quét, phun sao cho bề dày lớp kết nối ở trong khoảng 1 – 2mm là được.
- Cuối cùng, hãy phủ một lớp vữa chống thấm dột Sika lên bề mặt lớp kết nối khi bề mặt nhà vệ sinh vẫn còn ẩm ướt. Ngâm thử nước trong vòng 24h trước khi hoàn thiện và tiến hành lắp đặt các thiết bị vệ sinh.
Bước 4: Ốp gạch lát nền
Dùng 5 phần chống thấm Sika Tilebond GP với 1 phần nước (tùy theo khối lượng) rồi trộn đều bằng chiếc bay và thi công ốp lát gạch nền.
Lưu ý: Khi vừa mới dán gạch ốp bằng chất kết dính, không nên tiến hành trám khe mà phải để như vậy trong vòng ít nhất là 24 giờ.
Bước 5: Trám khe gạch bằng vật liệu Sika Tile Grout
Phải đảm bảo hỗn hợp thật mịn, đạt được độ sệt mịn giống như kem và không bị lợn cợn. Sau đó tiến hành trám khe. Cuối cùng, bạn dùng miếng bọt biển ẩm lau sạch vữa dư thừa trên bề mặt gạch rồi dùng miếng vải khô lau bóng.
Xem quy trình chống thấm nhà vệ sinh chi tiết tại đây!
Lưu ý khi chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika
Các vị trí quan trọng cần chống thấm
Hộp kỹ thuật: Là nơi thông suốt từ tầng mái xuống tầng dưới cùng. Vì vậy công tác chống thấm hộp kỹ thuật là rất quan trọng, đảm bảo cho toàn bộ hệ thống đường ống trong ngôi nhà. Nếu vị trí này không được thi công chống thấm kỹ lưỡng, thì sẽ gây mất thẩm mỹ đồng thời thấm ướt toàn bộ trục của hộp kỹ thuật. Mà nơi ẩm thấp thường là nơi trú ẩn của các mầm bệnh cũng như các sinh vật có hại.
Các đường ống xuyên sàn: Là nơi bê tông và đường ống tiếp xúc nhau, nhưng lại là vật liệu không đồng nhất nên khi chống thấm sàn nhà vệ sinh, cần đặc biệt lưu ý đến các vị trí này. Nếu như chống thấm cổ ống xuyên sàn không đúng kỹ thuật và vật liệu không phù hợp, chắc chắn sẽ bị thấm dột sàn nhà vệ sinh. Trong thực tế thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng sika, đa phần nguyên nhân dẫn đến việc thấm sàn nhà vệ sinh là do chống thấm cổ ống xuyên sàn chưa đạt hiệu quả.
Chân tường: Là vị trí rất nhạy cảm tiếp xúc giữa sàn và tường bao. Việc chống thấm chân tường cũng rất đơn giản nhưng nếu bỏ qua vị trí này sẽ gây hậu quả rất lớn cho công trình. Nước nhà vệ sinh có xu hướng chảy về khu vực chân tường trước khi qua lỗ thoát sàn nên không được bỏ qua vị trí này khi chống thấm nhà vệ sinh.
Sàn bê tông: Mặc dù, trường hợp thấm qua sàn bê tông là rất hiếm. Nhưng cũng có nhiều trường hợp bê tông kém chất lượng: như bê tông có độ sụt không đủ đúng như yêu cầu kỹ thuật, bê tông nhiều bọt khí, việc bảo quản bê tông không kịp thời dẫn đến nước thẩm thấu qua các mao quản và các vị trí bê tông rỗng gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Yêu cầu bề mặt trước khi thi công
- Đối với bề mặt bê tông cần dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ, tháo gỡ các vật cản có thể ảnh hưởng đến quá trình làm việc.
- Xử lý các khuyết điểm như lỗ hổng, hốc bọng, lỗ rỗ trên bề mặt sàn để công đoạn xử lý chống thấm sau đó đạt hiệu quả hơn.
- Đường ống cấp thoát nước cần đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật.
- Thực hiện đục và dùng máy cắt để cắt các râu thép còn dư trên sàn bê tông cho sâu xuống tối thiểu là 2cm so với bề mặt của bê tông.
Trên đây là hướng dẫn cách chống thấm nhà vệ sinh bằng sika. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết cách chống thấm nhà vệ sinh và bảo vệ công trình nhà mình được bền lâu. Nếu bạn có nhu cầu thi công chống thấm nhà vệ sinh, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0937.877.247 hoặc ZALO để được tư vấn báo giá ngay lập tức.
Quý khách vui lòng điền thông tin
các chuyên gia sửa nhà trên 10 năm kinh nghiệm sẽ khảo sát tư vấn sửa nhà miễn phí