6 cách chống thấm trần nhà bê tông đảm bảo triệt để 100%

Vì thời tiết ở Việt Nam đặc biệt là TPHCM rất hay có mưa, khi mưa lớn trần nhà có hiện tượng thấm dột, ẩm ướt, nấm mốc, gây khó chịu và nguy hiểm cho các thành viên trong nhà. Nhưng bạn đang băn khoăn lo lắng không biết Cách chống thấm trần nhà bê tông như thế nào cho hiệu quả hoặc muốn tìm đơn vị chống thấm trần uy tín. Thì bài viết này công ty Xây Dựng Nhà Việt sẽ hướng dẫn cho bạn biết cách xử lý chống thấm trần nhà bê tông và giới thiệu cho bạn đơn vị chống thấm uy tín.

Nếu khách hàng nếu muốn tìm đơn vị chống thấm hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số hotline: 0937.877.247

Video chống thấm trần nhà bê tông của công ty Xây Dựng Nhà Việt

Cách chống thấm trần nhà bê tông

  • Trần nhà là một trong những vị trí dễ mắc phải vấn đề thấm nước nhất trong công trình nhà ở của bạn. Trần nhà là nơi có thiết kế các đường ống nước dẫn bên trong, bề mặt trên của nó còn chịu tác động trực tiếp của mưa, nắng.
  • Do đó, việc chống thấm cho trần nhà là vô cùng cần thiết để bạn hạn chế những chi phí sửa chữa phát sinh sau này. Bạn đã biết gì về các phương pháp chống thấm cho trần nhà? Sau đây, hãy cùng bài viết tìm hiểu một vài cách chống thấm trần nhà (bê tông, bị nứt,…) nhé.
Nguyen-nhan-tran-nha-bi-tham-nuoc
Cách chống thấm trần nhà bê tông đảm bảo triệt để 100%

Nguyên nhân làm cho trần nhà bê tông bị thấm?

Nguyên nhân làm trần nhà bê tông thấm nước

Hiện nay thiết kế các trần nhà bê tông ngày càng phổ biến, bởi vì nét đẹp chân thực của nó và không cầu kỹ, hoa mỹ như những cách tạo kiểu trần nhà khác. Không chỉ vậy, cách thiết kế nội thất cũng đang áp dụng vật liệu xi măng rất nhiều để trang trí. Là vì màu sắc mộc mạc, phong cách xưa của nó, và hiện nay đang dần phổ biến trong các công trình.

Nhưng hiện tượng trần nhà bê tông sau một thời gian dài sử dụng xảy ra vấn đề bị thấm nước. Có thể thấy việc thấm nước này đến từ nhiều yếu tố nguyên nhân khác nhau sau đây:

  • Nguyên nhân chủ yếu hàng đầu đó là do vật liệu thi công không đủ chất lượng. Nên khi gặp trời mưa, các trần nhà dễ xảy ra tình trạng nứt hở. Nếu để tình trạng này kéo dài, và việc mưa liên tục sẽ gây ra thấm dột trần nhà.
  • Hoặc nguyên nhân thấm trần có thể là do hệ thống thoát nước của sân thượng kém, nước mưa lâu ngày đọng lại sẽ gây ra vấn đề thấm nước cho trần nhà.
  • Nguyên nhân tiếp theo là do trong quá trình công không làm đúng quy trình chống thấm hoặc lơ là xem hẹ nên bỏ qua quá trình chống thấm cho trần nhà.
  • Sử dụng các vật liệu như gạch hoặc vữa để lát mặt phía trên của trần nhà hoặc là sân thượng. Do việc lát gạch chống thấm sân thượng không đảm bảo cũng có thể gây ra nứt và thấm dột trần nhà.
  • Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khách quan khác do nắng mưa liên tục gây nên việc nứt trần khiến nước mưa len lỏi vào các khe hở của trần nhà gây ra thấm trần.
  • Khi biết được trần nhà bê tông bị thấm do các nguyên nhân nào thì bạn sẽ dễ dàng đưa ra phương pháp xử lý chống thấm trần nhà cho thích hợp và hiệu quả nhất.

Vì sao cần phải chống thấm cho trần nhà?

Vì sao cần phải chống thấm cho trần nhà?
  • Vì sao công đoạn thi công xử lý chống thấm trần nhà lại quan trọng đến vậy? Trần nhà là một trong những vị trí trọng điểm, có ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc của ngôi nhà. Khi trần nhà xuất hiện bất cứ vấn đề nào thì chất lượng ngôi nhà của bạn có nguy cơ bị giảm sút rất nhiều. Do đó, thay vì phải tốn nhiều chi phí để sửa chữa, bạn hãy tính đến công đoạn chống thấm nước ngay trong quá trình thi công nhé. 
  • Thấm dột là một trong những tình trạng xảy ra rất phổ biến đối với các trần nhà. Không chỉ xảy ra ở trần nhà mà hiện tượng này cũng có thể xuất hiện ở sàn nhà, tường nhà và những góc nhà ẩm ướt.
  • Khi trần nhà bị thấm nước, nó sẽ xuất hiện những mảng nước lớn loang lổ, trông rất mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, những mảng nước này sẽ làm bong tróc sơn nghiêm trọng, khiến cho trần nhà của bạn trông xấu xí hẳn đi.
  • Bên cạnh đó, nếu bạn không kịp thời giải quyết tình trạng thấm nước của trần nhà thì các cấu trúc khác của ngôi nhà cũng sẽ bị ảnh hưởng. Các cấu trúc trong một ngôi nhà luôn có mối quan hệ với nhau. Do đó, nếu một phần của ngôi nhà có vấn đề thì có nghĩa là cả ngôi nhà đó sẽ gặp vấn đề. Theo tính toán, nếu bạn đầu tư kỹ càng cho việc chống thấm thì bạn chỉ mất từ 5-10% chi phí xây dựng cả ngôi nhà. Tuy nhiên, nếu bạn không đầu tư mà bạn chờ đến khi nhà bị thấm nước thì chi phí sửa chữa lại chiếm từ 15-20% chi phí xây dựng nhà.

Vì vậy bạn phải xử lý chống thấm ngay cho trần nhà của mình bằng các phương pháp chống thấm như chống thấm trần nhà bằng sika, chống thấm trần nhà bằng sơn, chống thấm trần nhà bằng nhựa đường

Các cách chống thấm trần nhà bê tông

Ngày nay, có rất nhiều cách chống thấm cho trần nhà bê tông. Trong đó, có những cách thức thực hiện rất đơn giản, thậm chí là bạn có thể thực hiện nó một mình. Sau đây hãy cùng bài viết tìm hiểu một số cách chống thấm cho trần nhà nhé. 

Cách chống thấm trần nhà bê tông bằng màng chống thấm tự dính

Cách chống thấm trần nhà bằng màng chống thấm tự dính
  • Nếu bạn muốn việc chống thấm trần bê tông không rắc rối, phức tạp mà trở nên đơn giản hóa đi thì bạn có thể sử dụng màng chống thấm trần nhà tự dính để ngăn chặn và khắc phục tình trạng thấm nước cho trần nhà. Bởi vì màng chống thấm tự dính là loại vật liệu có khả năng ngăn ngừa, chống thấm cho các công trình xây dựng. Được tạo ra từ gốc bitum và bề mặt được bao phủ bởi lớp HDPE và mặt sau được bao bọc bởi màng silicon mang chức năng bảo vệ khá tốt.
  • Ưu điểm của màng chống thấm tự dính là khả năng bám dính và đàn hồi rất tốt, có tuổi thọ lâu. Rất dễ thi công và đặc biệt có khả năng chống xâm thực clo, sunphate, kiềm loãng và axit có trong nước mưa.
  • Để thi công màng chống thấm rất đơn giản. Đầu tiên bạn vệ sinh sạch sẽ bề mặt trần nhà cần thi công, sau đó bạn quét lớp sơn ở dạng lỏng để tạo dính đợi cho lớp sơn khô thì tiến hành dán màng chống thấm lên bề mặt trần nhà và dùng con lăn gỗ để ép phẳng bề mặt là hoàn thành việc chống thấm trần nhà bằng màng chống thấm.

Cách chống thấm trần nhà bề tông bằng phương pháp khò nóng

Cách chống thấm trần nhà bề tông bằng phương pháp khò nóng
  • Nếu bạn muốn cho trần nhà có một phương pháp chống thấm chắc chắn và bền vững thì phương pháp chống thấm bằng khò nóng là hợp lý nhất.
  • Với phương pháp này thì ưu điểm là chống thấm tuyệt đối, an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên là việc thi công sẽ phức tạp hơn và tuổi thọ cũng ngang với phương pháp chống thấm bằng màng chống thấm tự dính.

Cách chống thấm trần nhà bê tông bằng phụ gia 2 thành phần

  • Bạn có thể dùng phương pháp chống thấm trần nhà bê tông bằng cách trộn vữa, xi măng. Có khả năng làm hạn chế sự rạn nứt của các mặt bê tông, đặc biệt còn làm tăng mác và khả năng chống thấm tuyệt đối.
  • Trong thi công xây dựng công trình lớn hoặc nhỏ thì không thể thiếu các chất phụ gia chống thấm bê tông vì nó đóng vai trò quan trọng cho quá trình chống thấm của công trình.

Cách chống thấm trần nhà bằng sơn chống thấm

  • Bạn cũng có thể sử dụng sơn chống thấm cho trần nhà của mình tuy nhiên đa số các loại sơn tính năng chính của chúng là khả năng làm đẹp cho công trình cũng như có thêm khả năng chống thấm.
  • Nhưng khả năng chống thấm của sơn rất yếu, theo thời gian sử dụng lâu dài sẽ bị tia UV làm cho lão hóa, bong tróc hoặc rách lớp màng chống thấm khi đó sẽ dễ gây ra vấn đề thấm nước trần nhà. Vì vậy sơn chống thấm tuy là có khả năng chống thấm nhưng không thể bằng các loại chất chống thấm khác được. Khách có thể dùng để chống thấm trần bên trong nhà.
Cách chống thấm trần nhà bằng sơn chống thấm

Cách chống thấm trần nhà bê tông bằng kova

  • Kova là một trong những nguyên liệu chống thấm được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Đây là chất liệu dễ mua, sử dụng hiệu quả và có giá cả phải chăng. Thay vì sử dụng những loại sơn thường chỉ có chức năng phủ màu lên ngôi nhà của bạn thì bạn nên cân nhắc đến việc dùng sơn chống thấm.
  • Sơn chống thấm có độ bám rất tốt, bền màu, đặc biệt là bảng màu của loại sơn này cũng đa dạng không khác gì sơn bình thường đâu nhé.

Cách chống thấm trần nhà bê tông bằng Sika

  • Cũng như Kova thì Sika cũng là một loại sơn chống thấm được sử dụng rất rộng rãi trên thị trường hiện nay. Loại sơn này có khả năng thẩm thấu rất cao, đặc biệt, nó còn tạo nên lớp màng bảo vệ chắc chắn hạn chế tình trạng thấm nước.
  • Sơn Sika mang đến hiệu quả chống nước triệt để cho mọi công trình với cách thức thi công rất đơn giản. Hơn thế nữa, sơn Sika rất thân thiện với môi trường và không gây hại gì đến sức khoẻ con người. Bạn cũng có thể sử dụng loại sơn này để chống thấm tường nhà, sàn nhà, phần bề mặt tiếp xúc giữa tường và sàn.

Cách chống thấm trần nhà bê tông bằng nhựa đường

  • Ngoài hai loại sơn được sử dụng phổ biến đã nói trên thì bạn cũng có thể thử qua phương pháp chống thấm bằng nhựa đường. Nhựa đường có khả năng chống thấm ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt nhất. Nhựa đường không độc hại, do đó, khi thi công chúng bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Nhựa đường có độ bền khá cao, do đó, bạn không phải lo rằng liệu khi sử dụng qua một thời gian dài thì lớp nhựa này còn phát huy khả năng hay không. Tuy nhiên, với phương pháp dùng nhựa đường để chống thấm thì bạn cần phải thuê dịch vụ chống thấm trần nhà để họ cung cấp nhân viên và các dụng cụ, thiết bị cần thiết. Trong quá trình bạn tìm kiếm dịch vụ thì hãy cẩn thận tìm hiểu thật kỹ để tránh “tiền mất tật mang” nhé.
Cách chống thấm trần nhà bê tông bằng nhựa đường

Thông tin liên hệ tại Nhà Việt

  • Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích về các cách chống thấm trần nhà bê tông. Hãy chú trọng công đoạn chống thấm để giữ chất lượng nhà ở tốt nhất bạn nhé. Trần nhà là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong ngôi nhà của bạn, nếu trần nhà thấm nước thì chất lượng ngôi nhà bạn sẽ bị giảm sút nghiêm trọng.
  • Nếu bạn đang có nhu cầu chống thấm cho trần nhà của mình hoặc bất cứ công trình nào, hãy để Công ty Xây dựng Sửa chữa Nhà Việt giúp bạn một tay nhé. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết, chúng tôi cam kết phục vụ khách hàng nhiệt tình và có chất lượng nhất.
  • Email: Contact@nhaviet.info

Hotline: 0937.877.247

Hình ảnh chống thấm trần nhà TP Hồ Chí Minh của công ty Xây Dựng Nhà Việt

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

 
5/5 - (3 bình chọn)
Bình luận
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *