Trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, thi công nhà xưởng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Để có một nhà xưởng chất lượng, bền vững với chi phí hợp lý, việc lựa chọn nhà thầu thi công uy tín và nắm rõ bảng giá cụ thể là rất cần thiết. Trong bài viết này, Xây Dựng Nhà Việt xin cung cấp bảng báo giá thi công nhà xưởng với đầy đủ các hạng mục quan trọng, giúp quý khách hàng có cái nhìn tổng quan và lựa chọn phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- 1 Đơn giá thiết kế thi công nhà xưởng
- 2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đơn giá thi công nhà xưởng
- 3 Các nguyên tắc khi thi công xây dựng nhà xưởng giúp tối ưu chi phí
- 4 Tại sao thi công nhà xưởng khung thép trở thành lựa chọn phổ biến hiện nay?
- 5 Quy trình thi công nhà xưởng khung thép – Xây Dựng Nhà Việt
- 6 Đơn vị thiết kế thi công nhà xưởng công nghiệp uy tín
Đơn giá thiết kế thi công nhà xưởng
Đơn giá thiết kế nhà xưởng
ĐƠN GIÁ THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG | |||
LOẠI CÔNG TRÌNH | DIỆN TÍCH XÂY DỰNG | ĐƠN GIÁ THIẾT KẾ | |
NHÀ XƯỞNG KẾT CẤU THÉP |
Diện tích nhà xưởng 1000 m2 – 2000 m2 | 25.000 vnd/m2 | |
Diện tích nhà xưởng 2000 m2 – 3000 m2 | 22.000 vnd/m2 | ||
Diện tích nhà xưởng 3000 m2 – 5000 m2 | 20.000 vnd/m2 | ||
Diện tích nhà xưởng 5000 m2 -10.000 m2 | 15.000 vnd/m2 | ||
Diện tích nhà xưởng 10.000 m2 – 100.000 m2 | 10.000 vnd/m2 | ||
NHÀ XƯỞNG BÊ TÔNG CỐT THÉP |
Diện tích nhà xưởng 1000 m2 – 2000 m2 | 25.000 vnd/m2 | |
Diện tích nhà xưởng 2000 m2 – 3000 m2 | 23.000 vnd/m2 | ||
Diện tích nhà xưởng 3000 m2 – 5000 m2 | 21.000 vnd/m2 | ||
Diện tích nhà xưởng 5000 m2 -10.000 m2 | 15.000 vnd/m2 | ||
Diện tích nhà xưởng 10.000 m2 – 100.000 m2 | 10.000 vnd/m2 |
Ghi chú :
- Phí thiết kế được tính bằng = Tổng diện tích (m2) x Đơn Giá (đồng/m2)
- Đơn giá thiết kế xin phép xây dựng nhà xưởng: thỏa thuận
- Đơn giá thiết kế thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy: thỏa thuận
- Đơn giá đánh giá tác động môi trường: thỏa thuận
- Đơn giá khoan khảo sát địa chất: thỏa thuận
Đơn giá thi công nhà xưởng
Đơn giá từng phần trong xây dựng phần thô nhà xưởng được cho như bên dưới (cột cao 7m, đỉnh cao 9.5m)
ĐƠN GIÁ THI CÔNG NHÀ XƯỞNG – XÂY DỰNG NHÀ VIỆT | |||
STT | HẠNG MỤC THI CÔNG NHÀ XƯỞNG | ĐƠN GIÁ | |
I | PHẦN THÉP TIỀN CHẾ NHÀ XƯỞNG | ||
1 | Nhà xưởng cơ bản: Phần cột, kèo + xà gồ + tôn mái | 687,000 | |
2 | Vách nhà xưởng: Vách tôn (xà gồ vách + tôn vách) | 246,000 | |
3 | Lam gió tôn dày 0.45mm | 550,000 | |
4 | Máng xối tôn dày 0.45mm | 85,000/md | |
5 | Canopy (mái hiên) | 450,000 | |
6 | Vật tư phụ: bu lôn neo, bu lông liên kết, cáp… | 45,000 | |
II | PHẦN SÀN LỮNG (SÀN KHUNG THÉP TIỀN CHẾ) | ||
7 | Dầm cột thép + tôn deck + đinh hàn | 1,350,000 | |
8 | Bê tông sàn dày 100 + thép sàn | 310,000 | |
9 | Cầu thang thép hình U, bậc thép dày 4mm | 3,500,000/md | |
10 | Lan can sàn lững | 750,000 | |
III | PHẦN XÂY DỰNG TRONG NHÀ XƯỞNG | ||
11 | Móng đơn, đà kiềng | 366,000 | |
12 | Móng cọc vuông 25×25 (1 móng 1 cọc), đà kiềng | 476,000 | |
13 | Nền bê Bê tông cốt thép dày 100 (thép 1 lớp d6@200) | 292,000 | |
14 | Xoa nền phẳng, cắt ron | 20,000 | |
15 | Rải sika tăng cứng cho nền | 11,000 | |
16 | Xây tường bao dày 10cm, bao gồm bổ trụ, giằng tường | 235,000 | |
17 | Tô tường dày 1.5cm | 150,000 | |
18 | Bả bột, sơn nước | 90,000 | |
IV | PHẦN XÂY DỰNG NGOÀI XƯỞNG | ||
19 | Nền đường BTCT M250 dày 150mm, 2 lớp thép d8@200 | 640,000 | |
20 | Tường rào gạch block (bao gồm tường, móng, đà) | 1,700,000/md | |
V | PHẦN HOÀN THIỆN CƠ BẢN | ||
21 | Cửa cuốn + motor | 850,000 | |
22 | Cửa đi, cửa sổ sắt kính | 1,250,000 | |
23 | Cửa đi, cửa sổ nhôm kính | 1,450,000 | |
24 | Hê thống điện chiếu sáng cơ bản | 45,000 |
Đơn giá thi công nhà xưởng trọn gói
Đơn giá thi công nhà xưởng giá rẻ
Không có cầu trục: 1.000.000 VNĐ/m2 – 1.500.000 VNĐ/m2.
Có cầu trục 10 tấn: 1.500.000 VNĐ/m2 – 2.000.000 VNĐ/m2.
Nhà xưởng không đổ bê tông: 500.000 VNĐ/m2 – 1.000.000 VNĐ/m2.
- Chiều cao dưới 8m, mái tôn 1 lớp 0,5mm.
- Tường 110 xây cao 2m, thưng tôn, cửa chớp tôn.
- Cột, kèo sử dụng thép tổ hợp.
Đơn giá thi công nhà xưởng cao cấp
- Thi công trọn gói từ 2.000.000 VNĐ/m2 – 3.000.000 VNĐ/m2.
- Sử dụng cột bê tông cốt thép, khung vì kèo thép tiền chế, mái tôn.
- Chiều cao dưới 8m, nền bê tông dày 20cm.
- Móng nhà xưởng, cột bê tông cốt thép.
- Vì kèo thép tổ hợp, có cửa trời, mái tôn 0,5mm.
- Tường 220 xây cao 3.5m, thưng tôn và cửa chớp tôn.
Đơn giá thi công nhà xưởng bê tông cốt thép
So với loại hình nhà xưởng khung thép thì nhà xưởng bê tông cốt thép được xây dựng kiên cố hẳn sẽ quen thuộc với nhiều chủ đầu tư hơn. Tuy là loại hình tốn kém chi phí xây dựng và thời gian thi công nhưng nhà thép đổ bê tông với độ bền cao, là một lựa chọn không tồi với các quyết định đầu tư xưởng lâu dài. Đơn giá thi công của loại hình này thường giao động từ 4.600.000VNĐ/m2 – 5.000.000VNĐ/m2. Tùy thuộc vào các yêu cầu trong xây dựng và vật liệu thi công được sử dụng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến đơn giá thi công nhà xưởng
Công năng của nhà xưởng
Các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, do vậy mà yêu cầu về kết cấu nhà xưởng cũng sẽ có sự khác biệt. Tùy thuộc vào chức năng, mục đích sử dụng nhà xưởng để làm nơi sản xuất hay kho bãi mà đơn giá thiết kế và thi công sẽ khác nhau. Điều này cũng gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề dự trù chi phí.
Ví dụ, thiết kế nhà xưởng phức tạp, có nhiều yêu cầu đặc biệt như nhà xưởng cao tầng, nhiều khu vực chức năng, phòng sạch,… sẽ làm tăng chi phí.
Quy mô xây dựng nhà xưởng
Một điều hiển nhiên là quy mô nhà xưởng lớn có đơn giá xây dựng /m2 sẽ thấp hơn so với những công trình nhà xưởng nhỏ hơn, điều này giúp doanh nghiệp cân đối được ngân sách ban đầu cho việc thi công.
Với cùng một phương án kết cấu và giải pháp vật liệu, đơn giá xây dựng cho nhà xưởng nhưng quy mô 1000 m2 , nhà xưởng 5000m2 và nhà xưởng 10.000 m2 thì chi phí là khác nhau không nhỏ.
Địa điểm xây dựng nhà xưởng
Vị trí và địa điểm xây dựng nhà xưởng có tác động đáng kể đến chi phí và đơn giá thi công. Trước tiên, yếu tố địa chất khu vực rất quan trọng. Nếu nhà xưởng được xây dựng trên nền đất cứng và bằng phẳng, chi phí cho phần nền móng sẽ được tối ưu. Ngược lại, nếu vị trí nằm trên nền đất yếu, như đất bùn hoặc địa chất không ổn định, cần phải có giải pháp gia cố móng, làm tăng chi phí.
Bên cạnh đó, địa điểm xây dựng có thuận tiện cho việc vận chuyển vật liệu thi công hay không cũng là một yếu tố quyết định. Đường điện, nước có sẵn phục vụ cho quá trình thi công sẽ giúp giảm chi phí, trong khi thiếu thốn các tiện ích này có thể làm tăng giá thành xây dựng.
Vật liệu thi công nhà xưởng
Như đã đề cập, vật liệu xây dựng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí xây dựng nhà xưởng. Ứng với tính chất vật lý, hóa học của nguyên liệu và thành phẩm sẽ có vật liệu xây dựng tương ứng. Chẳng hạn như các nhà xưởng chuyên sản xuất thực phẩm, gia công cơ khí hay điện tử thường có yêu cầu về vật liệu sắt, thép không gỉ, cao cấp hơn so với mặt hàng thông thường khác.
Ngoài ra giá vật liệu xây dựng như thép, xi măng, sơn, tôn có thể biến động theo thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến đơn giá thi công.
Thời gian và tiến độ thi công nhà xưởng
- Nếu dự án cần thi công nhanh chóng, chi phí sẽ tăng do nhà thầu cần huy động nhiều nhân công, thiết bị hơn để đảm bảo tiến độ.
- Thời gian thi công kéo dài cũng làm tăng chi phí quản lý, vận hành.
Nhà thầu thi công nhà xưởng
Lựa chọn nhà thầu uy tín, có kinh nghiệm sẽ đảm bảo chất lượng công trình, nhưng chi phí có thể cao hơn so với nhà thầu nhỏ hoặc ít kinh nghiệm. Do đó, khi bạn cần tìm một đơn vị thi công nhà xưởng, cần tìm hiểu về độ uy tín, các quy trình tư vấn báo giá nhanh chóng, rõ ràng, thủ tục pháp lý minh bạch, đầy đủ.
Xem thêm: 45 Mẫu nhỏ xưởng nhỏ đẹp, tiết kiệm chi phí
Các nguyên tắc khi thi công xây dựng nhà xưởng giúp tối ưu chi phí
Giai đoạn lập dự toán
- Phân tích nhu cầu thực tế: Xác định rõ nhu cầu sử dụng nhà xưởng trong tương lai để tránh lãng phí không gian hoặc trang thiết bị không cần thiết.
- Dự toán chi phí chính xác: Thực hiện dự toán toàn bộ chi phí thi công bao gồm vật liệu, nhân công, trang thiết bị,… để chủ động nguồn ngân sách, tránh phát sinh chi phí ngoài kế hoạch.
Giai đoạn thiết kế nhà xưởng
- Thiết kế đơn giản, tối ưu: Thiết kế nhà xưởng đơn giản, hạn chế những yếu tố phức tạp không cần thiết sẽ giảm bớt chi phí thi công. Ví dụ, chọn kết cấu nhà xưởng khung thép tiền chế thay vì kết cấu bê tông cốt thép nếu phù hợp với yêu cầu sử dụng.
- Tối ưu không gian: Sử dụng không gian hợp lý, giảm thiểu diện tích thừa hoặc không cần thiết, giúp tiết kiệm chi phí xây dựng và vận hành.
Giai đoạn thi công nhà xưởng
- Áp dụng công nghệ tiên tiến: Sử dụng công nghệ thi công hiện đại như khung thép tiền chế, phương pháp thi công nhanh,… giúp rút ngắn thời gian thi công và giảm chi phí nhân công.
- Tự động hóa: Các công nghệ tự động hóa trong quá trình thi công như máy móc công suất cao, robot hàn khung thép cũng giúp tăng năng suất và giảm chi phí lao động.
- Kiểm soát vật tư: Đảm bảo việc nhập vật tư đúng thời điểm, đủ số lượng và chất lượng để tránh lãng phí hoặc thất thoát. Hạn chế tình trạng mua dư thừa vật liệu không cần thiết.
- Giám sát chặt chẽ tiến độ: Quản lý tiến độ thi công hiệu quả giúp giảm thiểu thời gian kéo dài, từ đó hạn chế chi phí phát sinh liên quan đến lao động và thiết bị.
- Giảm thiểu chi phí điện, nước: Lên kế hoạch tiết kiệm sử dụng điện, nước trong suốt quá trình thi công.
- Tận dụng nhân lực địa phương: Sử dụng lao động tại địa phương không chỉ giúp giảm chi phí nhân công mà còn tăng cường sự phối hợp trong quá trình xây dựng.
Tại sao thi công nhà xưởng khung thép trở thành lựa chọn phổ biến hiện nay?
Việc lựa chọn nhà xưởng khung thép đang ngày càng được ưa chuộng trong xây dựng hiện đại. Nguyên nhân gì khiến khung thép được nhiều doanh nghiệp tin dùng? Dưới đây là một số lý do nổi bật.
Tính linh hoạt trong thiết kế: Khung thép cho phép tùy chỉnh nhà xưởng theo yêu cầu cụ thể, bất kể quy mô lớn hay nhỏ. Các yếu tố như kích thước, hình dáng có thể dễ dàng điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu hiện tại và tương lai.
Rút ngắn thời gian thi công: So với các phương pháp truyền thống, việc xây dựng nhà xưởng bằng khung thép diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các thành phần khung thép được sản xuất sẵn và lắp ráp tại công trình, giúp giảm thiểu nhân lực, tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
Giảm chi phí đầu tư: Mặc dù vật liệu khung thép chất lượng có giá thành cao, nhưng tổng chi phí xây dựng, bao gồm thời gian thi công nhanh hơn, vẫn rẻ hơn từ 10% – 15% so với kết cấu bê tông cốt thép. Điều này khiến khung thép trở thành giải pháp kinh tế cho nhiều doanh nghiệp.
Khả năng chịu lực cao: Nhà xưởng khung thép có khả năng chịu tải tốt, phù hợp cho các ngành công nghiệp sử dụng thiết bị nặng và máy móc cỡ lớn, đáp ứng yêu cầu về độ bền và khả năng chịu lực.
Độ bền và ít bảo trì: Nhà xưởng khung thép có tuổi thọ cao và ít cần bảo trì. Hệ thống chống ăn mòn và gỉ sét giúp tăng tuổi thọ lên đến hơn 100 năm, kể cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Dễ dàng mở rộng và bảo dưỡng: Khung thép có khả năng vượt nhịp từ 9m – 13m, cho phép dễ dàng mở rộng hoặc điều chỉnh cấu trúc khi cần. Các kết cấu sẵn có như lỗ khoan giúp thuận lợi cho việc tháo lắp và bảo trì.
Tiết kiệm vật liệu và thân thiện với môi trường: Khung thép nhẹ hơn bê tông cốt thép, giúp giảm trọng lượng công trình, tiết kiệm vật liệu và đơn giản hóa phần móng. Quá trình xây dựng cũng ít gây ô nhiễm môi trường.
Khả năng tái sử dụng và thanh lý cao: Khung thép có thể tái sử dụng hoặc bán lại khi không còn nhu cầu. Việc tháo dỡ và lắp đặt lại ở vị trí khác cũng đơn giản, giúp tiết kiệm chi phí đáng kể cho các doanh nghiệp có nhu cầu di chuyển hoặc mở rộng sản xuất.
Quy trình thi công nhà xưởng khung thép – Xây Dựng Nhà Việt
Quy trình thiết kế và thi công nhà xưởng khung thép bao gồm nhiều bước quan trọng để đảm bảo công trình đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và tiến độ. Dưới đây là quy trình chi tiết:
Bước 1: Khảo sát và thu thập thông tin ban đầu
- Khảo sát địa hình và địa chất: Đo đạc khu vực xây dựng, kiểm tra địa hình, địa chất để đánh giá độ ổn định của nền móng và khả năng chịu tải của đất.
- Thu thập yêu cầu từ chủ đầu tư: Xác định mục đích sử dụng nhà xưởng (sản xuất, kho bãi, lắp ráp,…) để lên kế hoạch thiết kế phù hợp. Các yêu cầu về diện tích, chiều cao, tải trọng, hệ thống kỹ thuật (điện, nước, thông gió) cũng cần được làm rõ.
Bước 2: Thiết kế sơ bộ và lên ý tưởng
- Thiết kế mặt bằng tổng thể: Phác thảo sơ bộ mặt bằng nhà xưởng, bao gồm vị trí các khu vực chức năng (khu sản xuất, kho, văn phòng, khu kỹ thuật,…).
- Thiết kế kiến trúc: Xác định các thông số về kết cấu khung thép, diện tích, độ cao, kích thước các thành phần, vật liệu sử dụng cho tường, mái, nền móng.
- Tính toán chi phí sơ bộ: Dựa trên bản thiết kế sơ bộ, ước tính tổng chi phí để chủ đầu tư xem xét và điều chỉnh phù hợp.
Bước 3: Thiết kế chi tiết
- Thiết kế kiến trúc chi tiết: Xây dựng bản vẽ chi tiết về kiến trúc bao gồm: khung thép, nền móng, hệ thống cửa, mái, tường, lối thoát hiểm và các yêu cầu khác.
- Thiết kế kết cấu: Thiết kế chi tiết các thành phần kết cấu chịu lực của nhà xưởng (khung thép chính, cột, kèo, dầm,…). Đảm bảo tính toán khả năng chịu lực phù hợp với yêu cầu sản xuất và tải trọng công trình.
- Thiết kế hệ thống kỹ thuật: Bao gồm hệ thống điện, cấp thoát nước, thông gió, phòng cháy chữa cháy,… Đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn và tiện ích cho hoạt động sản xuất.
Bước 4: Duyệt bản thiết kế và lập kế hoạch thi công
- Duyệt bản thiết kế: Chủ đầu tư xem xét và phê duyệt bản thiết kế chi tiết. Nếu cần, điều chỉnh thiết kế để phù hợp với nhu cầu và ngân sách.
- Lập kế hoạch thi công: Lên kế hoạch chi tiết về tiến độ thi công, bao gồm các giai đoạn cụ thể như sản xuất kết cấu thép, lắp dựng, hoàn thiện. Đồng thời, xác định thời gian dự kiến hoàn thành và nguồn nhân lực, thiết bị thi công cần thiết.
Bước 5: Sản xuất và gia công kết cấu thép
- Gia công cấu kiện thép: Các cấu kiện khung thép (cột, kèo, dầm, xà gồ,…) được gia công tại nhà máy theo đúng thiết kế.
- Kiểm tra chất lượng: Mỗi cấu kiện được kiểm tra chất lượng, độ chính xác và độ bền trước khi đưa đến công trường lắp ráp. Đảm bảo không có lỗi kỹ thuật trong quá trình sản xuất.
Bước 6: Thi công nền móng
- Thi công nền móng: Xây dựng hệ thống móng nhà xưởng dựa trên điều kiện địa chất đã khảo sát. Có thể sử dụng móng đơn, móng cọc hoặc móng băng tuỳ thuộc vào kết cấu và nền đất.
- Gia cố nền móng (nếu cần): Nếu địa chất yếu, có thể cần gia cố nền móng bằng các giải pháp như đóng cọc, đổ bê tông cốt thép, hoặc các biện pháp chống lún khác.
Bước 7: Lắp dựng khung thép
- Lắp đặt cột và kèo thép: Dựa trên bản thiết kế, các cấu kiện thép được lắp ráp tại hiện trường. Công đoạn này yêu cầu sự chính xác cao để đảm bảo kết cấu ổn định và an toàn.
- Cân chỉnh và gia cố khung thép: Sau khi dựng khung, cần điều chỉnh độ thẳng, vuông góc và liên kết các cấu kiện. Khung thép được cố định chắc chắn để đảm bảo khả năng chịu lực.
Bước 8: Lắp đặt hệ thống mái và vách
- Thi công mái tôn: Lắp đặt hệ thống mái tôn hoặc tấm panel cách nhiệt (tùy theo yêu cầu). Đảm bảo độ dốc mái phù hợp để thoát nước hiệu quả.
- Lắp đặt vách ngăn: Vách tôn hoặc tường xây bao quanh nhà xưởng được lắp đặt theo thiết kế. Đảm bảo hệ thống cách nhiệt, cách âm nếu có yêu cầu đặc biệt.
Bước 9: Lắp đặt các hệ thống kỹ thuật
- Hệ thống điện và chiếu sáng: Lắp đặt hệ thống điện, chiếu sáng phù hợp với mục đích sử dụng và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn.
- Hệ thống cấp thoát nước: Lắp đặt đường ống nước và hệ thống thoát nước mưa, nước thải. Đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường và vệ sinh công nghiệp.
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy: Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, bình cứu hỏa, hệ thống phun nước chữa cháy theo đúng quy định.
Bước 10: Hoàn thiện và nghiệm thu
- Hoàn thiện công trình: Các công đoạn hoàn thiện như sơn chống rỉ, sơn tường, lát nền, lắp đặt cửa sổ, cửa ra vào được thực hiện theo thiết kế.
- Kiểm tra và nghiệm thu: Sau khi hoàn tất, công trình được kiểm tra chất lượng, độ an toàn và hoàn thành các hạng mục theo yêu cầu. Tiến hành nghiệm thu công trình với sự tham gia của chủ đầu tư, nhà thầu và đơn vị giám sát.
Bước 11: Bàn giao và bảo hành
- Bàn giao công trình: Sau khi nghiệm thu đạt yêu cầu, công trình được bàn giao cho chủ đầu tư để đưa vào sử dụng.
- Bảo hành công trình: Nhà thầu cung cấp dịch vụ bảo hành công trình theo cam kết, đảm bảo khắc phục nhanh chóng các lỗi kỹ thuật nếu có trong thời gian bảo hành.
Xem Thêm: 7 Loại mái tôn nhà xưởng công nghiệp phổ biến tại Việt Nam hiện nay
>> Đơn vị sửa chữa nhà xưởng chuyên nghiệp, uy tín Top 10 Việt Nam
Đơn vị thiết kế thi công nhà xưởng công nghiệp uy tín
Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực tư vấn – thiết kế – thi công nhà xưởng công nghiệp, đội ngũ nhân viên kỹ thuật được đào tạo bài bản, ứng dụng các nền tảng công nghệ hiện đại, Xây Dựng Nhà Việt tự tin là đơn vị đồng hành hàng đầu, đối tác đáng tin cậy của quý khách. Đến với chúng tôi, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ tư vấn lựa chọn đơn vị thiết kế và đơn giá thi công xây dựng nhà xưởng, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và nhân lực cho khâu quản lý. Mô hình nhà xưởng cũng được thiết kế dựa trên yêu cầu đặc thù của từng lĩnh vực, ngành nghề.
Lý do bạn nên chọn Nhà Việt:
- Cung cấp giải pháp thiết kế, thi công nhà xưởng Đẹp, Chất Lượng cao
- Giá thi công nhà xưởng tối ưu nhất.
- Dự Toán chính xác giá thi công nhà xưởng.
- Thời gian hoàn thành công trình nhanh chóng.
- Hỗ trợ tư vấn – gặp gỡ trao đổi hoàn toàn miễn phí.
Hy vọng qua những thông tin trên, quý khách sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà xưởng đạt tiêu chuẩn. Nếu cần tư vấn thêm thông tin thi công nhà xưởng, quý khách vui lòng gọi theo hotline 0937.877.247 để được đội ngũ Nhà Việt tư vấn, báo giá thi công nhà xưởng chị tiết từng hạng mục.
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG SỬA CHỮA NHÀ VIỆT
- Hotline: 0937877247– 0937969788
- Email: Contact@nhaviet.info
- Website: Xaydungsuachuanhaviet.vn
Quý khách vui lòng điền thông tin
các chuyên gia sửa nhà trên 10 năm kinh nghiệm sẽ khảo sát tư vấn sửa nhà miễn phí