Báo giá, hướng dẫn quy trình thi công sơn Epoxy chống trơn trượt

Sơn Epoxy chống trơn trượt

Trong các công trình hiện nay.Tính năng chống trơn trượt đang trở nên cần thiết và được chú trọng hơn rất nhiều. Đảm bảo giữ cho nhân viên và khách hàng an toàn mọi lúc, mọi nơi. Lớp phủ sơn sàn Epoxy là một trong những lớp phủ chống trượt tốt nhất hiện có.

Không chỉ làm cho sàn nhà an toàn.Chúng còn mang đến một nét đẹp mới cho diện mạo công trình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về sơn Epoxy chống trượt – Đặc điểm, ứng dụng, hướng dẫn thi công và báo giá thi công sơn epoxy chống trơn trượt trọn gói.

Sơn Epoxy chống trơn trượt là gì? Phân loại sơn Epoxy chống trơn trượt

Sơn Epoxy chống trơn trượt chính là sơn epoxy được bổ sung thêm các hạt tạo nhám (hay còn gọi là Quartz Sand). Các hạt tạo nhám này thường được trộn hoặc rắc lên bề mặt sơn khi sơn còn ướt. Cùng với sự liên kết của sơn epoxy, thi các hạt quartz sẽ bám và hình thành bề mặt tạo nhám, từ đó chống trơn trượt hiệu quả.

son-epoxy-chong-truot
Sơn epoxy chống trơn trượt KCC

Phân loại sơn Epoxy chống trơn trượt

Người ta phân loại sơn epoxy chống trơn trượt theo các tiêu chí khác nhau. Cụ thể như sau:

Tiêu chí 1: Phân chia theo bề mặt sử dụng sơn epoxy chống trơn trượt. Có 2 loại chính là sơn epoxy dùng cho sắt thép kim loại và sơn epoxy dùng cho sàn bê tông. Trong đó:

  • Sơn epoxy dùng cho sắt thép kim loại gồm có: sơn lót epoxy và sơn phủ epoxy.
  • Sơn epoxy dùng cho sàn bê tông gồm có: Sơn epoxy dùng cho sàn tầng hầm, sàn thể thao, sàn nhà xưởng, xí nghiệp sản xuất,… (Phân loại theo bề mặt ứng dụng sơn Sơn epoxy chống trơn trượt).

Tiêu chí 2: Phân loại theo cấu tạo của sơn epoxy chống trơn trượt. Có hai loại là sơn epoxy gốc nước và sơn epoxy gốc dầu.

Tiêu chí 3: Phân loại theo chức năng của sơn epoxy chống trơn trượt. Có 2 loại là sơn epoxy hệ lăn và sơn epoxy hệ tự san phẳng. Trong đó, sơn epoxy hệ lăn sử dụng được với tất cả bề mặt (bao gồm bề mặt đứng và bề mặt phẳng); sơn epoxy hệ tự san phẳng chỉ dùng cho bề mặt phẳng.

Tiêu chí 4: Phân loại theo tính chất của sơn epoxy chống trơn trượt. Có 3 loại là: sơn epoxy kháng axit, sơn epoxy trong suốt và sơn epoxy chống tĩnh điện.

Ưu điểm của sơn Epoxy chống trơn trượt

Sơn epoxy chống trơn trượt có rất nhiều ưu điểm như:

  • Sơn epoxy bảo vệ sàn bê tông tuyệt đối với độ bền cơ học cao
  • Sơn epoxy có bề mặt bóng nhất, bằng phẳng gần như tuyệt đối, đáp ứng được các yêu cầu về thẩm mỹ
  • Có khả năng chịu trọng tải cao, trung bình với sơn hệ lăn dưới 10 tấn và sơn hệ tự san phẳng là khoảng 20-30 tấn.
  • Sơn epoxy giúp bề mặt hoàn hảo, liền mạch, không thấm nước, không thấm dầu, sạch sẽ dễ vệ sinh.
  • Đặc biệt sơn epoxy tự san phẳng có tính kháng khuẩn và chống nấm mốc tuyệt vời
  • Nâng cao an toàn lao động: bề mặt sơn sàn có độ bám dính cao nên dễ dàng di chuyển. Không những thế, mặt sàn có các màu sắc khác nhau giúp cảnh báo nguy hiểm hay đường kẻ vạch giúp đảm bảo an toàn cho các khu vực hoạt động, hành lang và lối đi.
  • Nâng cao năng suất lao động: tăng độ sáng, tiết kiệm điện cho nhà xưởng.
  • Dễ dàng vệ sinh bề mặt với các dụng cụ vệ sinh thông thường.
son-epoxy-chong-tron-truot-1
Chịu tải cao, không trơn trượt, khống thấm nước thấm dầu là những đặc tính ưu việt của sơn Epoxy chống trơn trượt

Ứng dụng của sơn Epoxy chống trơn trượt

Với những đặc tính và ưu điểm của mình sơn Epoxy chống trơn trượt thường được ứng dụng trong các lĩnh vực như:

  • Sơn được ứng dụng rộng rãi trong bãi đậu xe, gara các tòa nhà, tầng hầm, khu đô thị, trung tâm mua sắm. Nhằm mục đích làm tăng độ bám dính chống trơn trượt tại các vị trí di chuyển dốc.Trong đó được sử dụng nhiều nhất là nền tầng hầm, dốc đi lên tầng hầm, cầu thang, bãi để xe ô tô, sàn khu vực boong tàu, mạn tàu. Sàn nền nhà máy chế biến thực phẩm, khu vực nhà bếp thường xuyên tiếp xúc dầu mỡ, các xưởng chế tạo, cơ khí, xưởng ô tô…
  • Thi công sơn chống trơn trượt cho các vị trí lam dốc, đường di chuyển và đi lại trong xí nghiệp vị trí dốc cần ma sát cao.
  • Thi công sơn chống trơn trượt cũng có khả năng dùng để trang trí trong nội thất làm tường sơn gai.
son-epoxy-chong-tron-truot-2
Sơn đường dẫn xuống bãi đỗ xe ngầm một trong những ứng dụng của sơn Epoxy chống trơn trượt

Báo giá thi công sơn Epoxy chống trơn trượt

Nhiều người thắc mắc: thi công sơn epoxy chống trơn trượt có đắt không, chi phí thi công loại sơn này bao nhiêu tiền thì hợp lý. Báo giá thi công sơn epoxy chống trơn trượt được quyết định bởi nhiều yếu tố:

  • Thương hiệu sản xuất sơn.
  • Tình trạng bề mặt sàn cần thi công ( cũ hay mới).
  • Diện tích sàn cần thi công.
  • Biến động giá cả trên thị trường.

Sau đây Nhà Việt xin đưa ra bảng giá thi công sơn Epoxy chống trơn trượt trọn gói, mời quý khách cùng tham khảo.

          BẢNG BÁO GIÁ THI CÔNG SƠN EPOXY CHỐNG TRƠN TRƯỢT
STT PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG  Đơn Gía (VND/m2) 
1 Sơn Epoxy hệ tự san phẳng 1mm  195.000-220.000
2 Sơn Epoxy hệ tự san phẳng2mm ( có Silicat )  305.000-330.000
3 Sơn Epoxy hệ tự san phẳng2mm ( Không có Silicat )  360.000-395.000
4 Sơn Epoxy hệ tự san phẳng3mm  405.000-430.000
5 Sơn epoxy chống tĩnh điện hệ lăn  125.000-145.000
6 Sơn epoxy chống tĩnh điện hệ tự san phẳng 1mm  450.000-485.000
7 Sơn epoxy chống tĩnh điện hệ tự san phẳng 2mm  650.000-695.000
8 Sơn epoxy chống tĩnh điện hệ tự san phẳng 3mm  850.000-895.000

 

Lưu ý: Bảng báo giá chỉ mang tính chất tham khảo. Mức giá thực tế sau khảo sát còn phụ thuộc vào vị trí, diện tích và bề mặt thi công. Đơn giá chưa bao gồm VAT.

Hướng dẫn quy trình thi công sơn Epoxy chống trơn trượt

Về cơ bản quy trình tiến hành khởi công sơn epoxy chống trơn trượt giống với thi công sơn sàn epoxy thông thường, chỉ thêm công đoạn chống trơn, chống trượt tạo ra ma sát lớn cho mặt phẳng.

Khi thi công sơn Epoxy chống trơn trượt trượt cho sàn bằng cách rắc đều những hạt tạo nhám (cát, thạch anh) lên mặt phẳng khi lớp sơn lót epoxy còn ướt. Cát hạt đó sẽ liên kết nghiêm ngặt với sàn khi lớp sơn lót phản ứng đóng rắn tạo được ma sát và tính chống trơn trượt cho sàn.

Bước 1: Xử lí bề mặt, mài sàn tạo nhám cho sàn

  • Dùng máy mài công nghiệp kết hợp với máy hút bụi mài nền bê tông tạo độ nhám bề mặt. Đối với bề mặt diện tích lớn thì bạn sẽ dùng máy mài sàn 6 hoặc 12 đĩa. Đồng thời loại bỏ hết bụi bẩn, dầu mỡ, đá sỏi ra khỏi bề mặt. Đảm bảo độ ẩm bề mặt từ 8 – 14%.
  • Đối với nền cũ đã sơn PU, sơn Epoxy, sơn tăng cứng bề mặt cần phải mài bong hết lớp cũ để độ bám dính sơn epoxy chống trơn trượt với nền bê tông là tốt nhất. Tránh tình trạng sơn epoxy bị bong do sơn cũ hư hỏng chưa làm sạch.
  • Sau khi mài nền xong cần vệ sinh sạch sẽ, hút bụi cát phát sinh trong quá trình mài. Cát bụi ảnh hưởng trực tiếp đến độ bám dính của sơn lót cũng như vấn đề hao sơn.
thi-cong-son-epoxy-chong-tron-truot
Xử lý bề mặt sàn trước khi thi công sơn Epoxy chống trơn trượt

Bước 2: Thi công lăn sơn lót Epoxy

Khi mặt phẳng nền thật sạch chúng ta bắt đầu sơn lót epoxy.

  • Sơn lót một lượng đầy đủ. Nếu nền bê tông tốt, độ thấm hơi ít, phẳng phiu thì tất cả chúng ta chỉ việc lăn 1 lớp sơn lót, cũng có khả năng sử dụng máy phun sơn thay cho lu lô.
  • Lớp sơn lót là lớp đệm liên kết sơn epoxy chống trơn chống trượt trượt với nền bê tông nên cần phủ kín mặt phẳng tránh bỏ sót tác động ảnh hưởng chất lượng và độ bền sơn.

Bước 3: Thi công lớp cát thạch anh

  • Sau khi hoàn thiện lớp sơn lót ta tiến hành rải lớp cát thạch anh lên bề mặt lớp sơn lót chống trơn trượt. Độ to nhỏ của các hạt thạch anh phù thuộc vào khu vực chống trơn trượt.
  • Lưu ý rắc cát thạch anh ngay khi lớp sơn lót còn ướt, sau đó chờ lớp sơn lót khô hoàn toàn mới thi công lớp sơn phũ.
thi-cong-son-epoxy-chong-truot
Thi công lớp cát thạch anh

Bước 4: Thi công 2 lớp sơn phủ hoàn thiện

  • Lớp sơn phủ và cát thạch anh sau khi khô phải đảm bảo được độ nhám và khô thì tiến hành sơn lớp sơn phủ hoàn thiện thứ nhất.
  • Sử dụng máy trộn sơn chuyên dụng để trộn đều 2 thành phần sơn gốc và chất đóng rắn lại với nhau, không tách riêng lẻ từng thành phần.
  • Dùng súng phun, con lăn để thi công lớp sơn phủ hoàn thiện thứ nhất. Sau khi lớp sơn thứ nhất khô từ 4 – 8 tiếng thì tiến hành sơn lớp phủ hoàn thiện thứ 2. Đảm bảo lớp sơn được dàn đều lên cả bề mặt với độ dày 50µm cho mỗi lớp và để sơn khô từ 24 – 48 tiếng.
Thi công lớp sơn Epoxy chống trơn trượt hoàn thiện
Thi công lớp sơn Epoxy chống trơn trượt hoàn thiện

Bước 5: Nghiệm thu bàn giao công trình

Sau khi sơn epoxy tự san phẳng khô mặt nền có thể đi lại tiến hành nghiệm thu bàn giao công trình.

Chú ý: Nếu khách hàng chọn hạt cát quá lớn từ 3mm trở lên thì chúng ta không thể dùng sơn lăn mà dùng sơn tự san phẳng để thi công sẽ tạo cho bề mặt có độ nhám cao và độ bền lâu hơn.

thi-cong-son-epoxy-chong-tron-truot-3
Bề mặt sàn sau khi hoàn thành thi công sơn Epoxy chống trơn trượt

Lựa chọn đơn vị thi công sơn epoxy chất lượng

Qua bài viết trên đây hi vọng các bạn đã nắm được đầy đủ các kiến thức về sơn Epoxy chống trơn trượt cũng như quy trình thi công sơn. Ngoài ra, với đơn vị thi công sơn epoxy chuyên nghiệp như Xây Dựng Nhà Việt bạn không cần quá lo lắng đến chất lượng công trình. Vì chúng tôi đã làm rất nhiều công trình, biết được những lỗi ảnh hưởng chất lượng công trình ở đâu và không mắc phải.

Với một đơn vị thi công uy tín chúng tôi luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, đặt lợi ích khách hàng lên số 1. Bởi vậy bất cứ khi nào bạn cần chúng tôi sẽ có mặt để giải quyết khó khăn cho bạn. Sẽ cung cấp cho bạn giải pháp hoàn hảo, tiết kiệm chi phí cho nhà xưởng sao cho bạn hài lòng nhất

Hãy gọi ngay 0937.877.247 để được tư vấn MIỄN PHÍ phương án thi công sơn Epoxy chống trơn trượt phù hợp cho công trình của bạn và nhận được báo giá ưu đãi nhất.

Đặc biệt: Bạn sẽ được chúng tôi: “LÀM MẪU SƠN EPOXY CHỐNG TRƠN TRƯỢT MIỄN PHÍ – TRỰC TIẾP TẠI NHÀ XƯỞNG CỦA BẠN”.

Xem thêm: >> Hướng dẫn quy trình thi công sơn sàn Epoxy đúng chuẩn

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

 
5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *