Đơn vị thiết kế thi công trần thạch cao đẹp tại TPHCM- BH 5 năm

Đơn vị thiết kế thi công trần thạch cao đẹp tại TPHCM- BH 5 năm
Đơn vị thiết kế thi công trần thạch cao đẹp tại TPHCM- BH 5 năm
Đơn vị thiết kế thi công trần thạch cao đẹp tại TPHCM- BH 5 năm

Với ưu điểm nhẹ, dễ tạo kiểu hình, nhiều kiểu dáng đẹp,… bên cạnh đó, trần thạch cao che lấp được các khuyết điểm xấu trên trần nhà do việc lắp đặt các thiết bị như điện, điều hòa, dầm bê tông,… Vì vậy, ngày nay trần thạch cao luôn được các gia chủ và các chủ đầu tư sử dụng rỗng rãi trong các công trình nhà ở, văn phòng, nhà xưởng… Bài viết này xin mời quý khách hàng cùng tìm hiểu những loại trần thạch cao, ưu nhược điểm của chúng và dịch vụ thiết kế thi công trần thạch cao chuyên nghiệp của công ty Xây Dựng Sửa Chữa Nhà Việt chúng tôi.

Tìm hiều về trần thạch cao

Trần thạch cao là gì

Trần thạch cao là trần được làm từ tấm thạch cao, được cố định bằng hệ khung xương vững chắc liên kết vào kết cấu chính của tầng trên. Loại trần này còn được gọi là trần giả, là lớp trần thứ hai nằm dưới trần nhà nguyên thủy.

Kết cấu trần thạch cao

Trần thạch cao được kết cấu từ các lớp vật liệu bao gồm:

  • Khung xương thach cao: công dụng chính là làm khung trụ, chỗ bám để treo các mảnh thạch cao. Giúp gia cố, tăng tính chịu lực và kéo dài tuổi thọ của công trình.
  • Tấm trần thạch cao: tạo mặt phẳng cho trần, tấm được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng.
  • Lớp sơn bả: tạo đỗ nhẵn mịn, đều màu cho bề mặt trần.
  • Các vật tư liên quan khác.
Kết cấu trần thạch cao khung trần chìm
Kết cấu trần thạch cao khung trần chìm

Phân loại trần thạch cao

Hiện nay, có rất nhiều loại trần thạch cao, và được phân theo nhiều loại, hay nhiều cách gọi tên tùy theo cấu tạo, chức năng, hay kiểu dáng. Để giúp bạn dễ hình dung hơn, chúng tôi phân loại trần thạch cao theo cấu tạo.

Trần thạch cao nổi.

Trần thạch cao nỗi với đèn âm trần
Trần thạch cao nỗi với đèn âm trần

Trần thạch cao nổi hay còn gọi là trần thả, là loại trần được thiết kế với một phần xương bị lộ ra ngoài. Đây là loại trần có tác dụng dùng để che đi các khuyết điểm của công trình như: đường dây điện, ống nước…đặt ở dưới trần bê tông hoặc dưới mái tôn, mái ngói, và thường sử dụng trần thạch cao nổi trong việc thi công trần thạch cao phòng bếp, phòng tắm,..

Trần thạch cao chìm

Thi công trần thạch cao chìm
Thi công trần thạch cao chìm

Trần thạch cao chìm là một loại trần thạch cao có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, khiến cho bạn không thể nhìn thấy các khung xương này. Nếu nhìn vào loại trần này, bạn chỉ thấy có cảm giác giống như trần bê tông bình thường được sơn bả đẹp đẽ. Do vậy, trần thạch cao chìm hay được sử dụng để tạo vẻ đẹp thanh lịch cho không gian sống cho căn nhà.

Trần thạch giật cấp

Trần thạch cao giật cấp phòng khách
Trần thạch cao giật cấp phòng khách

Thi công trần thạch cao giật cấp thuộc trần thạch cao chìm, có các kiểu dáng tạo ra các khối, hộp trên trần, giúp cho trần nhà của bạn không đơn điệu. Kết hợp cùng đèn chiếu sáng thì trần giật cấp cho bạn một không gian mang tính thẩm mỹ rất cao.

Trần thạch cao phẳng

Trần thạch cao phẳng cho văn phòng làm việc
Trần thạch cao phẳng cho văn phòng làm việc

Trần thạch cao phẳng là trần thạch cao có bề mặt tấm sau khi hoàn thiện nằm trên cùng một mặt phẳng. Và trần thạch cao phẳng được cấu thành từ hệ khung xương đồng cote và tấm hoàn thiện.

Ngoài ra trần thạch cao còn được phân loại theo chức năng: Trần thạch cao chịu nước, trần thạch cao chống ẩm, trần thạch cao tiêu âm, trần thạch cao chống nóng.

Ưu nhược điểm của trần thạch cao

Ưu điểm

  • Là vật liệu nhẹ giúp giảm tải trọng cho công trình, thuận tiện cho quá trình thi công.
  • Có khả năng cách âm và cách nhiệt tương đối tốt.
  • Với đặc tính nhẹ và được sản xuất theo công nghệ tạo bọt như hiện nay, trần thạch cao không hề bắt lửa cũng không sinh ra khói bụi khi bị cháy đảm bảo an toàn cho môi trường.
  • Khi sử dụng làm trần hay vách ngăn thì nó luôn có độ bền cao, dễ dàng tạo được hoa văn như ý muốn.Trần thạch cao giúp che các khuyết điểm của kết cấu dầm bê tông, các hệ thống thiết bị đường ống điều hòa, hệ thống điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy.
  • Trần thạch cao có thể dễ dàng kết hợp với với hệ thống đèn trang trí và các phụ kiện khác sẽ làm cho không gian thêm thu hút hơn rất nhiều, giúp nâng tầm giá trị ngôi nhà của bạn.
  • Trần thạch cao có khả năng cách âm và cách nhiệt hiệu quả, giảm chi phí sử dụng điện vào mùa hè.
  • Trần thạch cao mang đặc điểm nổi bật vượt trội của vật liệu trần thạch cao đó là an toàn với sức khỏe con người, thân thiện với môi trường, không chứa các hóa chất độc hại.

Nhược điểm

  • Trần thạch cao khi bị ngấm nước sẽ dễ bị ố vàng, loang, gây mất thẩm mỹ nên phải có biện pháp chống thấm cho trần.
  • Trần thạch cao có kết cấu rỗng bên trong, do đó hạn chế treo, móc các vật nặng lên trên, tránh gây vỡ, bể và hư hỏng để tuổi thọ trần thạch cao lâu dài.
  • Sau thời gian dài sử dụng, dưới tác động lớn của nhiệt độ, trần thạch cao có thể có hiện tượng bị co, gây nên các vết nứt, vì vậy cần có biện pháp xử lý kịp thời nếu có dấu hiệu nứt vỡ.

Quy trình thi công trần thạch cao

Bước 1: Xác định độ cao trần

Lấy chiều cao trần bằng máy laser. Đánh dấu vị trí và búng mực trên vách hay cột để xác định vị trí thanh viền tường.

Xác định độ cao trần bằng máy Laser
Xác định độ cao trần bằng máy Laser

Bước 2: Cố định thanh viền tường vào vách, tường theo độ cao đã xác định

Bắt vít hoặc đóng đinh không quá 3mm

Bước 3: Xác định điểm treo ty

  • Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1000mm
  • Khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 400mm
  • Với sàn bê tông sử dụng khoan bê tông khoan trực tiếp vào sàn
  • Liên kết bằng tacke phi 8mm hoặc 10mm

Bước 4: Bố trí khung trần

Bố trí khung trần của thanh chính phù hợp với hướng bố trí các điểm treo, khoảng cách của các thanh chính phải treo đúng quy cách trong bản vẽ cấu tạo hệ trần chìm. Tùy thuộc vào cấu tạo của trần và dòng khung sử dụng mà khẩu độ xương chính được lắp đặt khác nhau với khoảng cách từ 800mm-1200mm cho phù hợp.

Bố trí khung trần
Bố trí khung trần

Bước 5: Lắp đặt các thanh chính, phụ

  • Gắn các thanh chính vào vị trí các bộ ty treo đã lắp sẵn. Thanh chính đầu tiên cách tường bao tối đa 400mm. Thanh xương chính tiếp theo cách thanh xương chính đầu tiên 1000mm.
  • Đầu mỗi thanh xương chính được cắt sao cho cách tường bao tối đa 30mm. Sai số khoảng cách cho phép giữa các thanh xương chính là: ±20mm
  • Gắn thanh xương chính sao cho mặt bụng của thanh xương chính được tiếp xúc tốt vào thanh móc treo của bộ ty treo.
  • Các thanh xương phụ được gắn vuông góc với các thanh xương chính bằng khóa liên kết theo khoảng cách 406mm.
  • Dùng dây dù sợi mảnh căng hai đầu dọc theo vị trí từng thanh xương chính để kiểm tra độ phẳng bề mặt khung xương. Điều chỉnh bằng cách bóp cánh các tender thép.

Bước 6: Gắn tấm thạch cao và xử lý khe nối

  • Chiều dài tấm thạch cao phải vuông góc với chiều dài các thanh xương phụ. Độ biến dạng cho phép sau khi lắp tấm thạch cao là: ±3mm so với cao độ thiết kế trong mỗi diện tích 2400x2400mm.
  • Bố trí tấm thạch cao đảm bảo vị trí khe nối tấm so le với nhau, bắn Vít kỳ lân khoảng cách tối đa 240mm tại các vị trí trong lòng tấm, và 150mm ở các vị trí ở cạnh đầu tấm.
  • Liên kết tấm thạch cao vào hệ khung xương phụ khi thi công trần thạch cao bằng Vít kỳ lân sử dụng bằng máy bắn vít chuyên dụng sao cho đảm bảo phần thân ren vít kỳ lân xuyên qua khung xương tối thiểu 10mm, mũ vít kì lân không được chọc thủng bề mặt giấy của tấm thạch cao.
  • Xử lý khe nối tấm bằng băng giấy hoặc băng keo lưới + bột xử lý mối nối. Bả bề mặt trước khi sơn hoàn thiện.
Xử lý mối nối giữa các tấm thạch cao
Xử lý mối nối giữa các tấm thạch cao

Các lưu ý quan trọng khi Thi công trần thạch cao

  • Công việc đóng trần thạch cao chỉ được bắt đầu sau khi đã thi công thạch cao hoàn thiện phần cửa và cửa sổ, những vị trí mở phải tạm thời đóng kín để đảm bảo không chịu tác động trực tiếp thời tiết. Trước khi làm trần thạch cao, các cấu kiện khung xương, tấm thạch cao và phụ kiện cần được che phủ, sắp xếp và kê đỡ thích hợp, không được tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.
  • Cần tìm hiểu về bản vẽ thiết kế kỹ thuật của các hệ thống M&E hoặc khảo sát hiện trường (nếu công trường cải tạo). Sau đó, lập bản vẽ thi công trần thạch cao sao cho phù hợp với yêu cầu của hệ thống M&E nhằm đảm bảo yêu cầu về tính năng chịu lực, chống cháy lan và tính thẩm mỹ của trần.

Những mẫu trần thạch cao đẹp

Trần thạch cao phòng khách nhà phố
Trần thạch cao phòng khách nhà phố
Trần thạch cao nhà ống phong cách hiện đại
Trần thạch cao nhà ống phong cách hiện đại
Trần thạch cao căn hộ chung cư đơn giản sang trọng
Trần thạch cao căn hộ chung cư đơn giản sang trọng
Trần thạch cao phòng khách biệt thự đẳng cấp
Trần thạch cao phòng khách biệt thự đẳng cấp
Trần thạch cao phòng ngủ master
Trần thạch cao phòng ngủ master
Trần thạch cao phòng ngủ bé gái
Trần thạch cao phòng ngủ bé gái
Trần thạch cao phòng ngủ bé trai
Trần thạch cao phòng ngủ bé trai

Dịch vụ thiết kế thi công trần thạch cao của Xây Dựng Sửa Chữa Nhà Việt

Với kinh nghiệm 10 năm chuyên thiết kế, thi công trần thạch cao, giấy dán tường. Chúng tôi với đội ngũ thi công giàu kinh nghiệm, luôn cam kết thi công đúng chất lượng, giá cả và bảo hành công trình lên đến 2 năm.

Hạng mục thiết kế thi công trần thạch cao của Nhà Việt

Đến với dịch vụ thiết kế thi công trần thạch cao của chúng tôi, quý khách sẽ nhận được mức giá tốt nhất cũng như chất lượng thi công đạt tính thẩm mỹ cao. Các hạng mục thiết kế thi công trần thạch cao của chúng tôi bao gồm:

  • Thiết kế, thi công trần thạch cao biệt thự, nhà phố.
  • Thiết kế, thi công trần thạch cao chung cư.
  • Thiết kế, thi công trần thạch cao nhà hàng, khách sạn, quán Karaoke.
  • Thiết kế, thi công trần thạch cao cho showroom, cửa hàng.
  • Thi công trần thạch cao văn phòng, căn tin..
  • Thi công trần thạch cao giật cấp.
  • Thi công trần thạch cao phẳng.
  • Thi công trần thạch cao phào chỉ.
  • Thi công trần thạch cao cách âm.
  • Thi công trần thạch cao phòng tắm, phòng khách, phòng ngủ.
  • Thi công trần tôn cho kho hàng, nhà xưởng.
Thi công trần thạch cao tòa nhà văn phòng
Thi công trần thạch cao tòa nhà văn phòng

Đơn giá thi công trần thạch cao

Đơn giá thi công trần thạch cao bao gồm giá thi công trần thô và giá sơn bã hoàn thiện. Theo đó giá thi công trần thô sẽ giao động từ 130.000 VNĐ-240.000 VNĐ tùy thuộc vào khung xương và chủng loại tấm. Dưới đây, chúng tôi xin gửi tới khách hàng bảng báo giá thi công trần thạch cao chi tiết mới nhất mà quý khách đang quan tâm.

BẢNG GIÁ THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO

STT Hạng mục Vật tư Đơn giá

(VNĐ/m2)

1 Trần Gypceil – liên kết bằng khóa -Hệ khung xương Vĩnh Tường EKO

– Tấm thạch cao Thái Lan Gyproc tiêu chuẩn 9mm

– Phụ kiện

 

 

175.000

2 Trần Gypceil AQUA – liên kết bằng khóa – Hệ khung xương Vĩnh Tường EKO

– Tấm thạch cao Thái Lan Gyproc chống ẩm 9mm

– Phụ kiện

 

 

195.000

3 Trần Gypceil – liên kết trực tiếp – Hệ khung xương Vĩnh Tường BASI

– Tấm thạch cao Thái Lan Gyproc tiêu chuẩn 9mm

– Phụ kiện

 

 

190.000

4 Trần Gypceil AQUA – liên kết trực tiếp -Hệ khung xương Vĩnh Tường BASI

– Tấm thạch cao Gyproc chống ẩm 9mm

– Phụ kiện, sơn bả hoàn thiện

 

 

210.000

5 Sơn hoàn thiện – Sơn trần thạch cao: Maxilite, Dulux, Jontun 65.000 – 70.000

 

Lưu ý:

  • Bảng báo giá thi công trần thạch cao trên là giá vật tư thuộc sản phẩm phổ biến Vĩnh Tường được tính theo m2, chưa bao gồm đội ngũ nhân công thi công và chi phí vận chuyển.
  • Giá trên có thể được thay đổi tùy vào kiểu dáng mà gia chủ muốn thực hiện.

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về trần thạch cao mà Xây Dựng Sửa Chữa Nhà Việt vừa chia sẻ với mọi người, hy vọng sau bài viết này mọi người sẽ hiểu thêm về trần thạch cao để có thể áp dụng cho ngôi nhà của mình.

Ngoài ra nếu bạn cũng đang muốn tìm kiếm một đơn vị thi công trọn gói từ thiết kế – thi công trần thạch cao đẹp, bạn có thể liên hệ với Nhà Việt để được tư vấn chi tiết về sản phẩm cũng như  báo giá dịch vụ thiết kế thi công trần thạch cao tốt nhất từ Nhà Việt.

Xem thêm bài: Đơn vị thiết kế thi công vách ngăn thạch cao đẹp tại TPHCM

Cách Chống thấm trần nhà thạch cao hiệu quả tuyệt đối

Vui lòng bật JavaScript trong trình duyệt của bạn để hoàn thành Form này.

 
4.8/5 - (6 bình chọn)
Bình luận
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *